Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Cứu hộ, bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm

LNV - Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) không chỉ tiếp nhận, cứu hộ thành công nhiều loài động vật hoang dã mà còn chăm sóc, bảo tồn hàng trăm động vật rừng quý hiếm. Khối lượng công việc nhiều, nhưng mỗi cán bộ, công nhân viên của trung tâm luôn nỗ lực, trách nhiệm hết mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...


Cán bộ, nhân viên Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thả các cá thể động vật về tự nhiên.


"Ngôi nhà chung" của động vật hoang dã

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội có chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, học tập, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau (F2). Sau nhiều năm đi vào hoạt động, trung tâm dần trở thành "ngôi nhà chung" của nhiều loài động vật hoang dã.

Trao đổi về công việc chuyên môn, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Nguyễn Đức Minh cho biết, hiện nay, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bố trí chuồng trại và phân công nhân lực theo hướng chuyên môn hóa của trung tâm đang gặp nhiều khó khăn do số lượng động vật hoang dã thường xuyên quá tải, diện tích chuồng nuôi chật hẹp, gây khó khăn cho việc phục hồi tập tính sinh học của động vật hoang dã trước khi tái thả về môi trường tự nhiên. Trong khi đó, dự án mở rộng trung tâm chưa được triển khai nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác cứu hộ. Hơn nữa, động vật hoang dã đưa đến trung tâm phần lớn được các cơ quan chức năng bắt giữ trên đường đưa đi tiêu thụ, trong đó, số lượng lớn bị thương, yếu do nuôi nhốt, vận chuyển dài ngày khiến công tác cứu hộ, chăm sóc mất nhiều công sức...

Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2022, số người lao động của trung tâm mắc Covid-19 tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã.

Khắc phục những khó khăn, ngay từ đầu năm 2022, trung tâm đã triển khai Kế hoạch số 39/KH-TTCH phân công công việc cụ thể cho từng phòng chuyên môn với phương châm "một việc - một đầu mối xuyên suốt" và "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ hiệu quả, rõ trách nhiệm) nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Kết quả, trong 6 tháng qua, trung tâm đã tiếp nhận 61 vụ, với 396 cá thể động vật hoang dã và 7kg rắn, tăng 8 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Đội ngũ y, bác sĩ của trung tâm khám bệnh định kỳ cho 2.592 lượt động vật, điều trị cho 479 lượt động vật mắc các bệnh về tổn thương da, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm trùng vết thương...

Bác sĩ thú y Trịnh Thị Thu Hằng cho biết, sau cứu hộ, chăm sóc, trung tâm tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên 1 đợt, với 133 cá thể và 38,5kg rắn tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình); chuyển giao 44 cá thể cho Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội.

Bên cạnh đó, trung tâm còn thực hiện tốt công tác bảo tồn đối với 437 cá thể và 16,2kg rắn các loại, trong đó có nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm như: Rùa đầu to, hạc cổ trắng, chim hồng hoàng, hổ, gấu...

Chăm sóc tê tê tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội.


Triển khai nhiều giải pháp cứu hộ

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trung tâm đã chủ động hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế như trao đổi nghiệp vụ với Vườn quốc gia Yokdon (tỉnh Đắk Lắk), Tổ chức Save Vietnam's Wildlife (SVW), Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP), Tổ chức Four Paws Việt (FPV)... giúp đội ngũ cán bộ, công nhân viên của trung tâm nâng cao chất lượng cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã. Đặc biệt, Tổ chức động vật châu Á (AAF) thường xuyên cử chuyên gia đến làm việc, cố vấn về phúc lợi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thăm khám sức khỏe cho động vật hoang dã tại trung tâm.

Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng cho biết, để nâng cao công tác cứu hộ, bảo tồn, đơn vị luôn lấy động vật làm trung tâm để đổi mới, thay đổi phương pháp làm việc nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trung tâm cũng thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi viên chức và người lao động; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn; xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh; thực hiện nghiêm việc đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong mọi hoạt động của đơn vị; kịp thời động viên các tập thể có thành tích và cá nhân có sáng kiến sáng tạo, tâm huyết, tận tụy với công tác chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã.

Thời gian tới, để công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã bảo đảm hiệu quả, đơn vị tiếp tục đề nghị Sở NN&PTNT, UBND thành phố Hà Nội sớm triển khai dự án mở rộng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội lên 13ha (dự án đã được phê duyệt); xây dựng trung tâm theo hướng hiện đại, tiếp thu khoa học, biện pháp cứu hộ động vật tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào thực tế tại đơn vị; đồng thời, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các trung tâm bảo tồn để làm tốt công tác cứu hộ, phục hồi, tái thả động vật hoang dã về tự nhiên; tăng cường hợp tác với các tổ chức cứu hộ động vật hoang dã trong nước và quốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực công tác, phục vụ tốt hơn nữa việc cứu hộ động vật hoang dã theo chức năng nhiệm vụ.

Hà Nội mới

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặc dù vậy, sự phát triển “nóng” trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

LNV - Làng đúc Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là vùng đất từng nổi tiếng từ trăm năm trước bởi nghề đúc gang truyền thống. Trải qua nhiều thập kỷ với bao thăng trầm, nay làng đúc Mỹ Đồng vẫn duy trì được những giá trị tinh hoa truyền thống và đang là một trong những lá cờ đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Năm 2007 được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định công nhận "Làng nghề đúc - cơ khí truyền thống". Năm 2014, UBND Thành phố trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề truyền thống " cho cụ Nguyễn Văn Soái.
Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá hiện có 86 hộ cá thể, doanh nghiệp đang hoạt động đã thu hút, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại làng nghề Mẫn Xá và một số làng nghề trong khu vực vào khu sản xuất tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

LNV - Đến xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội) không khó để thấy được những con đường sạch sẽ, cây hoa khoe sắc, thùng rác công cộng ở nhiều nơi…
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

LNV - Nhiều năm trở lại đây, người dân ở một số xã có làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn phải "sống chung" với ô nhiễm môi trường. Thực tế, các cấp chính quyền đã đầu tư kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng do sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về môi trường nên hành vi xả rác, nước thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra hằng ngày...
Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

LNV – Với hai làng nghề làm cơ khí và điêu khắc tượng gỗ, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) từng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp, môi trường làng nghề ở Thanh Thùy được cải thiện và có nhiều thay đổi, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Xác định muốn phát triển làng nghề bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được trú trọng nên khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã thường xuyên tổ chức các mô hình tuyên truyền, vận động các hộ dân, nhất là các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sản xuất trong lành và hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

LNV - Trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, huyện Phúc Thọ sẽ ưu tiên phát triển các làng nghề thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chí và định hướng gắn kết hợp với hoạt động thương mại, du lịch.
Than sạch không khói từ gáo dừa

Than sạch không khói từ gáo dừa

LNV - “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Trích: Dừa ơi
Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long

LNV - Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tuấn Minh, cùng các lực lượng chức năng đã tổ chức ra quân lập lại trật tự ven bờ vịnh Hạ Long. Đây là hành động quyết liệt của thành phố Hạ Long nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, vệ sinh môi trường trên vịnh Hạ Long.
Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề

Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề

LNV - Trong quá trình phát triển, khá nhiều làng nghề ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải, nhất là nước thải… ngày một gia tăng. Ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân tại khu vực này.
Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề

Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề

LNV - Sáng ngày 18/07/3023. Tại Văn phòng Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã diễn ra buổi làm việc giữa Hiệp hội làng nghề Việt Nam với Viện Môi trường và Phát triển bền vững.
Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê

Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê

LNV - Lực lượng chức năng thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xử phạt 12 trường hợp tại làng nghề Phong Khê với số tiền 98 triệu đồng về các hành vi liên quan đến ô nhiễm môi trường.
Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1

Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu thực hiện nghiêm Công điện số 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023, tuyệt đối không được chủ quan dù đã có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống bão.
Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên

Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên

LNV - Trước tình trạng ống hút nhựa được sử dụng rộng rãi như hiện nay từ các quán nước đến các xe đẩy ven đường. Ước tính mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có đến 500 triệu ống hút nhựa qua sử dụng và bị thải ra môi trường. Xu hướng “sống xanh” đang được nhiều người tiêu dùng và ưa chuộng. Một trong những giải pháp tối ưu nhất để hưởng ứng phong trào này chính là thay thế ống hút nhựa khó phân hủy bằng cách sử dụng những loại ống hút bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu lượng lớn rác thải nhựa thải ra tự nhiên. Đó là lý do loại ống hút từ bã cà phê được ra đời.
Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề

Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, tại Hà Nội, Cục Kiểm soát ô nhiễm Môi trường phối hợp với Tổ chức Winrock International và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khởi động Sáng kiến “ Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động đốt mở” và Sáng kiến “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gia công tái chế kim loại”.
Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"

Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng (nghề cơ khí và nghề điêu khắc tượng gỗ), nhưng với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) đã từng bước tạo lập không gian sinh sống trong lành, xanh mát cho nhân dân.
Yên Bái: Phân loại rác thải tại nguồn góp phần về đích nông thôn mới tại Yên Bình

Yên Bái: Phân loại rác thải tại nguồn góp phần về đích nông thôn mới tại Yên Bình

LNV - Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu cụ thể cho việc phân loại rác thải tại nguồn đến cuối năm 2023 để góp phần thi đua đưa huyện về đích nông thôn mới.
Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán chưa có lời giải

Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán chưa có lời giải

LNV - Những năm qua, không thể phủ nhận những lợi ích mà các làng nghề đã và đang đem lại cho nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, nhiều làng nghề đã bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là hệ lụy về ô nhiễm môi trường.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động