Cuộc sống mới của người Hà Nội giữa miền cao nguyên Lâm Hà
Có một Hà Nội nhỏ giữa miền gió lộng
Năm 1976, theo chủ trương có một đoàn cán bộ và nhân dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã vào xây dựng vùng kinh tế mới ở Nam Ban và Lán Tranh, thuộc huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) làm tiền đề cho việc khai hoang mở đất, đánh thức tiềm năng của vùng đất đỏ bazan màu mỡ, tạo nên vùng kinh tế mới trên cao nguyên Lâm Đồng.
Hơn 40 năm sau khi những người Hà Nội đầu tiên định cư tại Lâm Đồng, từ bạt ngàn lau sậy, bộ bề khó khăn, họ đã góp phần xây dựng nên sự trù phú của cao nguyên Lâm Viên này. Ông Vũ Mộng Lân ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Hà Nội) lục lại ký ức kể: “Tôi đến Lâm Hà đợt đầu gồm 9 hộ gia đình và 108 đoàn viên. Lúc mới đến, nơi đây núi rừng hoang vu, heo hút lắm, đường xá nhỏ hẹp. Chưa kể đây còn là căn cứ của bọn phản động Phulro và là vùng kinh tế mới xa xôi, nên trở thành nơi hội tụ của nhiều đối tượng có lệnh truy nã. Có lúc đã trở thành điểm nóng về an ninh trật tự của tỉnh Lâm Đồng”. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, người dân gốc Hà Thành đã lao động cần cù trên quê hương mới và biến những triền đồi núi hoang vu thành những vườn cà phê bạt ngàn xanh tốt.
Những cánh đồng hoa mang tên Ngọc Hà, Nghi Tàm...
Sau hơn 11 năm khai hoang, vỡ đất, đến ngày 28/10/1987 huyện Lâm Hà chính thức được thành lập. Cái tên gọi đầy ý nghĩa và thiêng liêng này được ghép lại từ hai cái tên Hà Nội và Lâm Đồng. Bằng lối sống giản dị, khiêm nhường, lối ứng xử, giao tiếp ân tình, mộc mạc, chia sẻ từng hạt muối, nắm cơm, gùi bắp, đến cách nghĩ, cách làm với đồng bào dân tộc bản địa, những người Hà Nội đã nhanh chóng cắm rễ ở vùng cao nguyên đất đỏ.
Cốt cách của người Hà Thành đã thật sự tỏa sáng và hòa vào dòng chảy của nền văn hóa dân tộc bản địa nơi đây đã góp phần tạo nên sự đoàn kết gắn bó khăn khít, bền chặt trong cộng đồng. Đó là nền tảng vững chắc để kiến thiết nên cuộc sống ngày càng giàu đẹp. “Thi đua làm giàu cũng là yêu nước”, khẩu hiệu này in sâu trong tâm tưởng của từng người dân Hà Nội đi làm kinh tế mới. Thế là chẳng mấy chốc Lâm Hà có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều người dân các tỉnh đến sinh sống lập nghiệp. Từ vùng đất hoang vu đến năm 2017 này, đã có hàng trăm héc ta cà phê và hoa màu khác. Thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/người/năm. Hầu hết những người đến đây lập nghiệp đều mang theo hoài bão làm giàu trên vùng đất mới, nay lại gặp điều kiện thuận lợi nên đã phát huy được tài năng, trí tuệ, tính cần mẫn.
Gìn giữ những nét đẹp
Vào vùng đất mới, những người Hà Thành xác định bảo tồn, giữ gìn văn hóa bằng những hành động cụ thể. Hàng năm, ở Lâm Hà diễn ra hàng chục lễ hội văn hóa như: Hà Nội trên cao nguyên, Ngày hội mở đất, Bừng sáng văn hóa Thăng Long… Cứ vài năm một lần, người Lâm Hà lại xuất bản một tuyển tập văn hóa, thơ ca như: “Lâm Hà nỗi nhớ”, "Những người đi mở đất”, "Thủ đô giữa cao nguyên”…
Nam Ban là vùng trọng điểm thứ hai của huyện Lâm Hà sau thị trấn Đinh Văn. Đặc biệt, những người Hà Nội đến đây lập nghiệp đều gắn bó với mảnh đất này và xem đây là quê hương thứ hai của mình. Họ mang tất cả nét hào hoa, các phong tục văn hóa của người Hà Nội theo. Nên dù tất bật làm kinh tế nhưng họ vẫn giữ những nét đẹp văn hóa như một phần cuộc sống. Hiếm có mảnh đất nào như Lâm Hà, người dân ban ngày lên rẫy, tối về lại nô nức làm thơ, bàn chuyện bảo tồn văn hóa, nếp sống… Nét đẹp này dần lan truyền và ngấm vào máu cả những người dân Lâm Đồng.
Những người Hà Nội có mặt trên đất Lâm Đồng hôm nay không chỉ tạo nên thành công về kinh tế mà còn góp phần tạo nên sự đoàn kết và ổn định về mặt chính trị trên địa bàn tỉnh.
Hà Hưng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 Tin tức

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 Làng nghề, nghệ nhân

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 Khuyến nông

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 Làng nghề, nghệ nhân

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11
14:34 Tin tức