Covid-19 làm lung lay vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Thách thức cùng nguy cơ lớn
Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho đến nay các đơn hàng xuất khẩu dệt may đã ký tới hết tháng 4/2021, thậm chí một số mặt hàng ký tới hết tháng 8/2021. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần 3 khi ngay từ tháng 2/2021, dịch Covid-19 trở lại miền Bắc với ổ dịch tại Hải Dương có quy mô lớn.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, trong khi đơn hàng của các DN đã ký dài hạn, các DN dệt may đang đối mặt với những rủi ro bị hủy đơn hàng như câu chuyện đã xảy ra năm 2020.
Dệt may đứng trước nhiều khó khăn bởi diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Thực tế năm 2020, khi dịch bệnh diễn biến trên toàn thế giới một cách bất ngờ, khiến chuỗi cung ứng dừng lại, người mua không nhận hàng, không đặt hàng, ngành dệt may bị thiệt hại nặng về doanh thu. Tiền lương, cùng các chế độ cho người lao động bị sụt giảm.
Chính bởi vậy, Chủ tịch HĐQT Vinatex cảnh báo, thời điểm đầu năm 2021 này, nếu để xảy ra dịch bệnh ở cơ sở, phải cách ly không thể tổ chức sản xuất sẽ dẫn đến việc ngoài việc bị thiệt hại về tiền lương, chế độ cho người lao động, các DN dệt may còn không thể hoàn thành được hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng.
“Đây là thách thức và rủi ro vô cùng lớn, là nguy cơ với tất cả các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh việc bị thiệt hại trong cam kết tài chính với khách hàng, trong dài hạn vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng lung lay và có thể bị thay thế. Do vậy, việc kiểm soát dịch bệnh ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện ở mức độ cao hơn, chặt chẽ hơn”, ông Trường cho biết.
Thời gian qua, trước tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, ngành dệt may đã chuẩn bị tâm thế mong sao duy trì được năng lực sản xuất, xuất khẩu để trở lại ngưỡng tiêu thụ của năm 2019. Theo dự báo sáng sủa nhất của ngành này, ít nhất cũng phải đến quý III/2022 và theo kịch bản phục hồi chậm thì phải hết năm 2023 ngành dệt may mới trở lại vị thế vốn có. Đây cũng chính là một thách thức đáng kể đối với ngành dệt may.
Tuy nhiên, những tín hiệu từ thị trường trong quý I/2021 cho thấy, dự báo và hướng phấn đấu đạt mục tiêu của ngành dệt may là có cơ sở thực hiện được. Việc các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng dài hạn, nhiều mặt hàng chủ lực được các đối tác quan tâm… chính là tín hiệu đáng mừng cho quá trình phục hồi trở lại của ngành may mặc.
Nghiêm túc phòng dịch để đẩy mạnh sản xuất
Để khắc phục tình trạng hiện nay, Chủ tịch HĐQT Vinatex nêu rõ, các doanh nghiệp cần nâng mức độ phòng chống dịch bệnh lên cao nhất. Đối với người lao động đến từ vùng dịch cần đảm bảo quy định giãn cách 21 ngày, chưa đến nhà máy làm việc.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng cần cam kết hỗ trợ cho những lao động phải giãn cách ở nhà mức lương tối thiểu, để họ yên tâm rằng họ sẽ có việc làm trong thời gian tới; vận động toàn bộ người lao động nghiêm túc thực hiện phòng dịch trong cộng đồng, không tụ tập ngoài giờ, không tham gia các sinh hoạt cộng đồng có đông người.
“Vinatex phấn đấu đạt kết quả bằng năm 2019, đây là mục tiêu hết sức thách thức và Vinatex sẽ nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào kiểm soát dịch bệnh ở cả trong nước và thế giới. Như hiện nay, các đơn hàng đang có sự phục hồi khá nhưng lại có rủi ro dịch bệnh ở trong nước. Nếu phát sinh phải cách ly thì không chỉ không có tăng trưởng mà còn có nguy cơ chúng ta phải chịu phạt hợp đồng. Do vậy hiện nay Vinatex chỉ đạo các đơn vị đưa chế độ phòng dịch ở mức cao nhất để đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn, hiệu quả”, ông Trường cho biết.
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Tổng công ty đang tập trung vào công tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất, nhất là trong giai đoạn chuyển dịch, sản xuất các đơn hàng mới, khó. “Những ngày đầu của năm Tân Sửu 2021, do tình hình dịch bệnh nên ban lãnh đạo May 10 đã thay đổi kế hoạch sản xuất, kinh doanh linh hoạt để tập trung hoàn thành đúng tiến độ giao hàng nhằm đảm bảo mục tiêu của cả năm đã được đề ra”, ông Việt bày tỏ.
Dệt may Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào kiểm soát dịch bệnh ở cả trong nước và thế giới.
Khẳng định đội ngũ Vinatex cần phát huy tiềm lực và nội lực để tăng trưởng, ông Đặng Vũ Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, trong năm 2021, Tập đoàn tiếp tục tăng cường mảng công tác dịch vụ cho đơn vị thành viên trong kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN về chính sách, pháp lý…
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình mới, Tập đoàn tập trung bổ sung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối chuỗi trong các doanh nghiệp thành viên, tăng hiệu quả hoạt động của các DN có vốn Tập đoàn chi phối, số hóa công tác quản trị, sao cho chất lượng quản trị được nâng cao, phát triển hài hòa các mảng sợi, vải, may.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, chủ động ứng phó với tình hình mới.
“Để có sự thành công, bền vững cho ngành dệt may thì cơ chế, chính sách phải thực sự tạo thông thoáng để công nghiệp dệt may phải là ngành có đóng góp cho nền kinh tế ổn định, đặc biệt giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội. Đó là điều kiện cần và đủ để cho các doanh nghiệp có được một giải pháp phát triển bền vững, chương trình xanh hóa, liên kết chuỗi và phát triển bền vững”, ông Giang nhìn nhận.
Nguyễn Quỳnh
Theo VOV
Tin liên quan
Tin mới hơn
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Kinh tế, xã hội đạt nhiều kết quả tích cực
19:33 | 13/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Người nông dân làm giàu nghề sản xuất meo nấm rơm
11:09 | 10/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý
13:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Để quả nhãn Cần Thơ được xuất ngoại
09:31 | 27/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam Tham Dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Yến Sào Toàn Cầu Tại Trung Quốc
15:28 | 26/09/2024 Kinh tế
Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá
10:32 | 25/09/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
13:58 | 20/09/2024 Kinh tế
Gara ô tô Hoàng Gia Phát - Địa chỉ tin cậy cho khách hàng tại Hải Dương
13:55 | 20/09/2024 Kinh tế
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 | 19/09/2024 Kinh tế
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 | 18/09/2024 Kinh tế
Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh
11:13 | 18/09/2024 Khuyến công
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức
09:35 | 16/09/2024 Kinh tế
Bình Định khánh thành tuyến đường ven biển gần 790 tỉ đồng vào dịp Quốc khánh
12:09 | 02/09/2024 Kinh tế
Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề
15:53 | 28/08/2024 Kinh tế
Bình Định thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư UAE
11:15 | 28/08/2024 Kinh tế
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi ngựa
14:07 | 26/08/2024 Kinh tế
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024
15:01 Khuyến công
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 Du lịch làng nghề
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 Văn hóa - Xã hội
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 Làng nghề, nghệ nhân