Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học
Người dân xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) ươm giống rau sắng để nhân rộng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Ảnh: Thanh Bạch
Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên, kết quả điều tra cho thấy, khu vực rừng của Hà Nội có mức độ đa dạng sinh học cao, rất nhiều động, thực vật cần bảo tồn; hệ sinh thái rừng kín, mưa ẩm; lá nhiệt đới, cây lá rộng xen cây lá kim ở độ cao từ 600m trở lên so với mặt nước biển. Hệ sinh thái này chỉ có ở Vườn quốc gia Ba Vì. Tiếp đến là hệ sinh thái núi đá vôi, chủ yếu ở khu vực Hương Tích, Quan Sơn (huyện Mỹ Đức), ngoài phát triển du lịch, khu vực này còn lưu giữ một số loài thực vật quý hiếm. Rừng của Hà Nội còn có hàng trăm loài động vật quý hiếm. Để bảo tồn đa dạng sinh học, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ; tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Về phía Chi cục Kiểm lâm, thời gian qua, đã cấp chứng nhận đăng ký cho 104 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; 81 cơ sở nuôi động vật rừng thông thường; 1 cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhằm giảm khai thác tự nhiên; cấp mới, cấp đổi 94 chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản động, thực vật hoang dã; tịch thu, tái thả hàng trăm cá thể động vật hoang dã…
Tuy nhiên, hiện công tác bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học khu vực rừng vẫn khó khăn. Cụ thể, công tác xử phạt vi phạm pháp luật về bảo tồn chưa hiệu quả, còn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật; nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học trong phát triển rừng bền vững của một bộ phận người dân và chính quyền địa phương chưa cao; nguồn lực phục vụ làm giàu rừng, đa dạng sinh học còn hạn chế...
Đơn cử, Mỹ Đức là một trong những huyện có diện tích rừng lớn của thành phố. Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn thông tin, Mỹ Đức có 3.400ha rừng đặc dụng, hơn 1.100ha rừng đồi núi đá vôi, độ che phủ chưa tới 20%; trữ lượng rừng, đa dạng sinh học rất kém; địa phương và người dân trên địa bàn nhận thức về bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học rừng chưa rõ nét. Do đó, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, Mỹ Đức đề nghị thành phố và ngành lâm nghiệp hỗ trợ việc bảo tồn đa dạng sinh học... Tương tự, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, diện tích rừng phòng hộ tại Sóc Sơn được hình thành trên cơ sở rừng trồng, chủ yếu là rừng hỗn giao, đơn loài; rừng được giao quản lý mà chưa gắn với giao đất khiến kinh phí phục vụ lĩnh vực này chưa tương xứng...
Để khắc phục tồn tại, theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, từ nay đến năm 2025, ngành Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương, đơn vị đẩy mạnh giao rừng gắn với giao quyền sử dụng đất; tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và người dân trong công tác bảo vệ rừng... Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể về bảo tồn, phục hồi các loài linh trưởng quý hiếm ở rừng đặc dụng Hương Sơn; điều tra, đánh giá hiện trạng các loài thực vật, động vật đặc hữu thuộc Vườn quốc gia Ba Vì và rừng đặc dụng Hương Sơn; tiếp tục nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giá trị bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm...
Bài, ảnh: Sơn Tùng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để
10:41 | 28/12/2023 Môi trường
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường
09:12 | 28/12/2023 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
10:45 | 21/11/2023 Môi trường
Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
09:05 | 01/11/2023 Môi trường
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công