Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tân Hương là một xã miền núi của huyện Đức Thọ, diện tích tự nhiên của xã chủ yếu là đồi núi, phù hợp với chăn nuôi, đặc biệt là nuôi gà tự nhiên. Từ lâu, người dân xã Tân Hương đã có thói quen nuôi gà thả đồi với giống gà cỏ tự nhiên mang lại nguồn thực phẩm ngon và sạch. Tuy nhiên quá trình nuôi còn manh mún chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, các hộ nghèo và cận nghèo đang còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăn nuôi, đời sống không có nhiều chuyển biến.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!
Gà được thả tự nhiên trên các vườn đồi

Nhận thây những lợi thế cũng như những hạn chế mà người nuôi gà nơi đây đang gặp, chị Lê Thị Nguyệt , Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã đã kêu gọi người chăn nuôi gà trong xã thành lập Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà nhằm phát huy thế mạnh này của địa phương, nâng cao đời sống cho người dân. Năm 2020, THT chăn nuôi gà Tân Hương được thành lập do chị Nguyệt làm Tổ trưởng với 20 thành viên. Đến nay THT đã có 25 thành viên tham gia, trong đó có 14 hộ gia đình vừa nuôi gà đẻ vừa nuôi gà thịt. Các hộ còn lại chủ yếu nuôi gà thịt. Từ khi thành lập được THT, số lượng đàn gà của Tân Hương không ngừng được tăng lên, kèm theo đó sản lượng trứng cũng tăng, mang lại niềm phấn khởi cho người dân.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!
Gà được nuôi và đẻ tự nhiên

Được biết hầu hết gà của các hộ chăn nuôi ở đây đều là giống gà cỏ thuần túy đã được nuôi thủ công từ xa xưa. Hiện nay, chị Nguyệt và một số hộ có mang về thêm giống gà Minh Dư (Bình Định), là giống gà lai trọi, chất lượng thịt cũng rất ngon. Để có được chất lượng gà thịt hay trứng ngon và sạch gà được nuôi phải tuân thủ quy trình chặt chẽ. Theo đó, gà con có thể được ấp trực tiếp từ gà mẹ hoặc ấp điện. Gà con sau nở sẽ được úm điện và cho ăn cám chăn nuôi đến một tháng rưỡi và sau đó được thả ra ngoài. Gà con tiếp tục được cho ăn cám trộn với các thức ăn khác có trong tự nhiên và thực phẩm do bà con trồng được để tạo thói quen. Bắt đầu từ tháng thứ 3 gà sẽ được thả tự do hoàn toàn trong các vườn đồi, ăn hoàn toàn thức ăn từ tự nhiên và các loại nông sản từ địa phương như ngô, lúa.... Gà sẽ cho trứng từ sau 7 tháng nuôi. Đây cũng là thời điểm thu hoạch gà thịt.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Theo thống kê, hiện nay trong tổ hợp tác có 14 hộ nuôi gà lấy trứng với trung bình mỗi hộ 100 con, cho sản lượng trứng khoảng 50.000 quả mỗi năm. Dự kiến những năm tới sẽ tăng khi mô hình đang ngày một được mở rộng. Chị Lê Thị Nguyệt, Tổ trưởng THT cho biêt: “Mặc dù là gà cỏ thuần túy nhưng nhờ có sự chăm sóc đúng kỹ thuật nên trứng gà của các hộ dân ở đây vẫn khá to. Đặc biệt nhờ nuôi trong môi trường và thức ăn sạch nên chất lượng trứng rất ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên là gà cỏ và hoàn toàn không sử dụng thức ăn hay thuốc kích đẻ nên sản lượng trứng không cao, mỗi lứa chỉ cho từ 18- 20 quả. Gà mái cũng sẽ được thay thế dần sau 3- 4 lứa đẻ”.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!
Trứng gà sau khi tập kết vào kho sẽ được tuyển chọn kỹ càng

Trong thời gian đầu việc tiêu thụ trứng gà của THT vẫn còn gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh được về giá với các loại trứng nuôi theo các mô hình khác trên thị trường. Chị Nguyệt nghĩ ngay đến việc tạo thương hiệu cho trứng gà của tổ. Năm 2021 chị bắt đầu tham gia Ocop và sản phẩm trứng gà của THT đã được công nhận sản phẩm Ocop 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh với thương hiệu “trứng gà đồi Trại Cốc” vào năm 2022. Nếu như trước đây trứng được bán chủ yếu ở các xã, các huyện trong tỉnh thì sau khi được công nhận Ocop, trứng gà đồi Trại Cốc đã được khách hàng nhiều tỉnh thành biết đến và tin dùng. Đặc biệt tại Hà Nội THT đã hợp đồng được với một cửa hàng bán lẻ tiêu thụ khoảng 4.000 quả trứng/tháng. Chị Tú, một người dân ở Hà Nội cho biêt, thời gian gần đây gia đình chị biết đến loại trứng gà đồi Trại Cốc này và thường xuyên mua về cho cả gia đình ăn. Chị nhận thấy trứng gà này rất thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Theo như chị Nguyệt cho biết, hiện nay trứng gà đồi Trại Cốc luôn trong tình trạng cháy hàng. Đây có thể nói là động lực để các hộ dân trong THT mở rộng mô hinh, đặc biệt các gia đình có điều kiện khó khăn hoàn toàn có thể tham gia THT và đầu tư chăn nuôi gà giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!
Đóng gói an toàn

Chị Trần Thị Bình, thành viên của THT cho biết: “Nhiều năm nay gia đình luôn duy trì đàn gà đẻ khoảng 100 con. Mỗi tuần trứng gà lại được tập kết về kho của THT để xử lý, chọn lựa và xuất bán. Từ khi được công nhận sản phẩm Ocop trứng gà của chúng tồi gần như không lo về thị trường tiêu thụ”. Nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình chị Bình đã đầu tư máy xay và ép cám viên cho gà. Theo đó các nông sản như ngô, khoai, săn, lúa… và các loại cỏ, thảo dược như lá mật gấu, sả, tỏi… sẽ được đưa vào xay và tạo thành viên cho gà ăn. Có máy này không chỉ gia đình chị Bình mà các hộ chăn nuôi khác trong THT cũng rất thuận lợi trong tạo thức ăn sạch hỗn hợp cho gà.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!
Chị Trần Thị Bình đầu tư máy nghiền cám từ nông sản

Nói về định hướng sắp tới, chị Lê Thị Nguyệt cho biết: “Song song với phát triển sản phẩm trứng thì chúng tôi sẽ mở rộng thêm đàn gà thịt, nâng cao sản lượng. Muốn làm được điều này chúng tôi cần phải tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách liên hệ với nhiều cửa hàng thực phẩm sạch và đặc biệt là tạo thương hiệu cho sản phẩm gà sạch của tổ”. Được biết, năm 2023 này THT cũng đã phát triển thêm sản phẩm gà thịt và tiêu thụ khoảng 800 con gà sạch, tương đương với 2,5 tấn gà thịt. Cũng như gà lấy trứng, gà thịt cũng được nuôi theo quy trình tương tự nên cho thịt rất thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Gà sau 7 tháng nuôi sẽ bắt đầu được thu hoạch. Gà sau khi làm thịt sẽ xử lý sạch sẽ và cho vào túi hút chân không và đông lạnh xuất đi nhiều nơi. Được biết, vừa qua THT đã kết nối được với một công ty chuyên về giải pháp trong nông nghiêp (Greenconnex), công ty câm kết đồng hành với người dân. Công ty đã hộ trỡ THT 1.300 con giống gà Minh Dư.

Ông Trần Văn Lượng, Chủ tịch UBND xã Tân Hương cho biết: “Cách làm của THT rõ ràng là hướng đi rất phù hợp với điều kiện của Tân Hương. Mong rằng sẽ ngày càng nhiều người dân nắm bắt được cơ hội này tham gia THT và đầu tư chăn nuôi gà sạch giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. Xã sẽ hộ trợ và kêu gọi các cấp các ngành hỗ trợ tối đa cho những mô hình kinh tế như thế này”.

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!
Phan Quyền

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

LNV - Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại, những năm qua, Lâm Đồng đang tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp. Trong đó, chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông được nhận định là cấp thiết.
Cao Bằng: Tổ chức 8 -10 đề án khuyến công trong năm 2024

Cao Bằng: Tổ chức 8 -10 đề án khuyến công trong năm 2024

LNV - Lãnh đạo Sở Công Thương Cao Bằng cũng giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tổng hợp nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 và năm 2025 của các cơ quan, đơn vị; phối hợp với phòng Quản lý Công nghiệp và Kỹ thuật an toàn - Môi trường thực hiện đăng ký kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 và năm 2025 theo quy định.
Sớm ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa

Sớm ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa

LNV - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 24.300 ha lúa. Hiện nay, diện tích lúa đã cấy đang trong thời kỳ sinh trưởng, vì vậy các ngành chuyên môn đang tập trung đôn đốc các địa phương chủ động phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Hà Tĩnh: Phân bổ 1,8 tỉ đồng cho hoạt động khuyến công

Hà Tĩnh: Phân bổ 1,8 tỉ đồng cho hoạt động khuyến công

LNV - Nguồn kinh phí từ kế hoạch khuyến công của Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, phát triển sản xuất- thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam

LNV - Ngày 14/6, tại thành phố Quy Nhơn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2024 Cụm thi đua số 3 tại tỉnh Bình Định.

Tin khác

Bình Định  Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa

Bình Định Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa

LNV - Với nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử, Làng rau Thuận Nghĩa là địa điểm có điều kiện phát triển thành điểm du lịch cộng đồng, nhằm thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và phát triển bền vững huyện Tây Sơn.
Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang

Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang

LNV - Chiều 28.5, tại Khách sạn Yên Biên Luxury (TPHG), Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang (1994 – 2024).
“Phát triển sản xuất giảm phát thải các bon gắn với truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm”

“Phát triển sản xuất giảm phát thải các bon gắn với truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm”

LNV - Đây là nội dung hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và UBND xã Hàm Minh phối hợp tổ chức tại Hàm Thuận Nam vào chiều 24/5.
Bình Định: Thủ phủ nông sản Hoài Ân rộn ràng Ngày hội nông sản

Bình Định: Thủ phủ nông sản Hoài Ân rộn ràng Ngày hội nông sản

LNV - Trong những năm qua, huyện Hoài Ân tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối, cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Phát huy thành quả mang lại sau Ngày hội nông sản lần thứ nhất, Ngày Hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ hai được tổ chức quy mô lớn hơn, nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái: Hướng đi hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái: Hướng đi hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô

LNV - Hoa, cây cảnh là những cây trồng chủ lực khi ngành Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt, với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, sạch gắn với du lịch thì phát triển hoa, cây cảnh đã, đang trở thành hướng đi được các địa phương lựa chọn.
Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

LNV - Để giúp nông dân làm chủ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các nhà khoa học tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Tại đây, các nhà khoa học đã trực tiếp giải đáp những khó khăn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Bảo vệ sinh thái với mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

Bảo vệ sinh thái với mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

LNV - Sau hai năm triển khai, mô hình phát triển vùng nuôi rươi kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ tại Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã giúp bà con nông dân nâng cao sản lượng lúa và rươi trên đồng ruộng, mở ra hướng đi bền vững hơn cho ngành nông nghiệp ở địa phương.
Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

LNV - Với lợi thế có sông Lam chảy qua được bồi đắp một lượng phù sa lớn, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp trong đó có trồng ngô sinh khối, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã kết hợp chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động