Cao Bằng: Cần có giải pháp bảo vệ môi trường cho làng nghề làm miến Nguyễn Huệ
Chất thải rắn của một cơ sở chế biến tinh bột dong riềng ở xã Nguyễn Huệ (Hòa An) chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường.
Nghề trồng dong riềng và sản xuất miến dong đã có ở Nguyễn Huệ từ lâu, tập trung ở các xóm: Canh Biện, Nà Danh, Án Lại. Những năm trước đây, quy mô sản xuất còn hạn chế, cả vùng chỉ có khoảng 20 ha đất trồng dong riềng, mỗi năm chỉ sản xuất được khoảng 20 tấn bột làm miến nên áp lực xử lý chất thải, nước thải chưa lớn, môi trường cơ bản đảm bảo. Nhưng những năm gần đây, nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất bột dong theo quy mô công nghiệp, mở rộng diện tích trồng dong riềng nên lượng chất thải, nước thải từ sản xuất bột dong và chế biến miến phát sinh lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo báo cáo của UBND xã Nguyễn Huệ, vụ sản xuất năm 2021, xã có 248 hộ trồng hơn 90 ha dong riềng, sản lượng khoảng 10.000 tấn củ. Ngoài ra, các xã lân cận trồng hơn 15 ha, sản lượng khoảng 1.000 tấn củ. Hiện trên địa bàn có 3 hợp tác xã (HTX) đầu tư vùng nguyên liệu sản xuất bột dong và chế biến miến gồm: HTX miến dong Án Lại, HTX Nà Danh, HTX Nông nghiệp đa ngành nghề. Khu vực xóm Canh Biện hiện có 11 máy xát chế biến tinh bột của các hộ gia đình, không hoạt động kinh doanh (trong đó có 7 máy đã được hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải). Khu vực xóm: Án Lại, Nà Danh, Nặm Loát có 10 máy xát củ chế biến tinh bột hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu của các hộ dân trong vùng.
Với gần 11.000 tấn củ dong, ước tính năm 2021 xã Nguyễn Huệ sản xuất được khoảng 1.300 tấn tinh bột dong phục vụ sản xuất miến. Nếu đảm bảo quy trình khép kín từ khâu trồng, sản xuất tinh bột đến chế biến miến dong sẽ cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha.
Quá trình sản xuất miến, với sản lượng 1.300 tấn tinh bột bình quân thải ra môi trường khoảng 7,1 m3 nước thải/ngày và 2.600 m3 nước thải/năm. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh không thường xuyên và được các hộ gia đình xử lý bằng bể tự hoại, ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguồn nước thải gồm 21.676 m3/vụ nước thải rửa củ và 65.028 m3/vụ nước thải phát sinh trong quá trình lắng lọc tinh bột. Đồng thời, hoạt động chế biến tinh bột dong phát sinh khoảng 3.252 tấn/vụ bột phôi phát sinh và khoảng 4.300 tấn/vụ bã thải. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý triệt để.
Để xử lý môi trường do hoạt động sản xuất tinh bột và chế biến miến dong của xã Nguyễn Huệ, UBND huyện Hòa An đề xuất 3 phương án. Phương án 1, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà mày chế biến tinh bột và sản xuất miến dong. Tuy nhiên, phương án này đối diện với khó khăn trong thu hút đầu tư, tìm được nhà đầu tư có năng lực; mặt bằng xây dựng nhà máy. Phương án 2, Nhà nước đầu tư hệ thống xử lý nước lắng lọc tinh bột tập trung, đối với chất thải rắn, nước thải rửa củ các cơ sở tự đầu tư xử lý. Phương án này đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, khái toán 10 triệu đồng/m3 nước thải chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, trong khi quỹ đất công của xã hạn chế. Phương án 3, hỗ trợ các cơ sở xây dựng hệ thống xử lý riêng lẻ.
HTX miến dong Án Lại đầu tư trên 50 triệu đồng xây 1 bể lắng lọc tinh bột dung tích 30 m3 xử lý nước thải.
Giám đốc HTX miến dong Án Lại Hoàng Văn Tư cho biết: HTX thành lập năm 2013 với 7 xã viên, vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh đầu tư vùng nguyên liệu sản xuất tinh bột dong riềng phục vụ chế biến miến dong. Hiện, HTX đang hoạt động tương đối hiệu quả, thu hút 15 xã viên, tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng, hằng năm sản xuất trên 150 tấn tinh bột dong, giải quyết việc làm cho 30 lao động với thu nhập ổn định. Quá trình sản xuất, HTX nhận thấy vấn đề xử lý nước thải, chất thải là bài toán khó vì nguồn lực đầu tư hạn chế. Vừa qua, HTX đầu tư hơn 50 triệu đồng nhưng cũng chỉ xây dựng thêm được 1 bể lắng lọc dung tích 30 m3. Với công suất chế biến khoảng 100 tấn củ/ngày, để đảm bảo xử lý lượng nước thải phát sinh hằng ngày cần đầu tư ít nhất 5 bể lắng lọc như trên cùng hệ thống máy bơm, máy khoắng... HTX mong được Nhà nước đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Để làng nghề phát triển bền vững, khâu quan trọng nhất là vấn đề xử lý môi trường trong quá trình sản xuất tinh bột dong riềng. Tuy nhiên, công đoạn này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn cũng là bài toán khó giải với địa phương trong khi quỹ đất công của xã hạn chế. Mặt khác, việc tận thu các sản phẩm như bã thải phát sinh trong quá trình nghiền xát củ dong riềng, chế biến tinh bột làm thức ăn chăn nuôi, phân bón sinh học... cũng chưa được các cơ sở sản xuất chú trọng. Người dân làng nghề làm miến Nguyễn Huệ rất mong được Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, góp phần bảo vệ môi trường, nghiên cứu quy trình xử lý chất thải rắn theo hướng hữu cơ, giúp làng nghề phát triển bền vững.
Bài, ảnh: Ngọc Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường
Tin khác

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP