Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

LNV - Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng cũng như sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các cấp, các ngành của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm kết nối, quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp đến các địa phương trên cả nước và mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Ngoài ra, thành phố cũng kêu gọi đầu tư, cải thiện các kênh thương mại chợ đầu mối và chợ truyền thống; đồng thời, phát triển mới các kênh thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân cả nước đối với nông sản có nguồn gốc từ thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng

Thành phố Cần Thơ có các yếu tố thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp 114.035 ha trong tổng số trên 140.000 ha, chiếm trên 79% diện tích. Đối với cây ăn quả, diện tích cây ăn quả khoảng 24.589 ha, sản lượng thu hoạch 194.507 tấn; trong đó chủ yếu cây xoài 3.374 ha; sầu riêng 2.965 ha; măng cụt 300 ha, vú sữa 1.482 ha,…

Hiện nay, các loại nông sản của thành phố đã kết nối được vào các chuỗi hệ thống 12 siêu thị, 05 Trung tâm Thương mại và 162 cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố. Theo đó, trong năm 2022, Thành phố đã giới thiệu và hỗ trợ kết nối sản phẩm nông sản đến các chuỗi Siêu thị và cửa hàng tiện lợi như Siêu thị GO! Cần Thơ, Siêu thị Co.opmart Cần Thơ, Siêu thị Lotte Cần Thơ, Cửa hàng tiện lợi Satra và Winmart+… Với tổng số nông sản được kết nối là 1.324,3 tấn (gồm trái cây, rau, củ, quả,..).

Một số sản phẩm OCOP của Cần Thơ.
Một số sản phẩm OCOP của Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng giới thiệu, làm cầu nối cho các xã thuộc huyện Phong Điền có sản phẩm nông sản được kết nối vào khu du lịch Cantho Eco Resort. Đặc biệt, vào đầu năm 2023, Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đã ban hành kế hoạch thu mua nông sản trên địa bàn thành phố năm 2023 gồm trái cây các loại như: sầu riêng, xoài, mận, chanh không hạt,…

Hiện nay, Thành phố đã gửi kế hoạch thu mua của các Siêu thị và cửa hàng tiện lợi đến các quận, huyện với tổng số nông sản: 170 tấn chanh không hạt, 120 tấn ổi, 100 tấn xoài, 95 tấn mận, 36 tấn sầu riêng, 15 tấn cam xoàn, 15 tấn nhãn, 15 tấn vú sữa, 10 tấn na dứa các loại, 70 tấn bí đao xanh... Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Lạng Sơn đã Hợp đồng thu mua hơn 860 tấn sầu riêng, trong đó tại huyện Phong Điền là khoảng 500 tấn, quận Ô Môn 280 và huyện Thới Lai hơn 80 tấn. Ngoài ra, thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về các giải pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, kết nối giữa Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Thành phố đã kết nối với tỉnh Quảng Ninh nhằm tạo ra lợi thế cho các mặt hàng nông, thủy sản và sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố ĐBSCL có thể tiếp cận một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, mang lại giá trị gia tăng cao nhất với thị trường lớn trên cơ sở hạ tầng giao thông chiến lược của hai địa phương.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. HCM và TP. Cần Thơ, Thành phố đã tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hóa với các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP của Cần Thơ vào thị trường TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, Thành phố cũng phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Hội thảo phổ biến, tuyên truyền về các biện pháp phòng vệ thương mại đến các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để doanh nghiệp có thông tin về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông, thủy sản ở một số thị trường nhập khẩu chủ yếu hiện nay và có định hướng cho xuất khẩu bền vững.

Đặc biệt, nhằm triển khai Nghị quyết số 45/2022/QH15, UBND thành phố đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ. Theo đó, việc thành lập Trung tâm được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề tăng cường liên kết trong các chuỗi cung ứng, thúc đẩy sự phát triển bền vững lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp tại vùng ĐBSCL.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đối với sản phẩm OCOP, trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có 92 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao và 4 sao. Theo đó, Sở Công Thương thành phố đã trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương giao Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát và xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ và ĐBSCL.

Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

Để thực hiện Quyết định 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 về việc ban hành tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025, Sở Công Thương thành phố cũng phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan khảo sát vị trí dự kiến từ 02 đến 03 điểm xây dựng gian hàng OCOP (Cantho Eco Resort, Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ, Nhà hàng), để giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ và định hướng cho các sản phẩm OCOP của các tỉnh ĐBSCL.

Bên cạnh đó, để sản phẩm OCOP của thành phố được kết nối đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, thành phố cũng đã kết nối và gửi danh sách các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP của Cần Thơ đến các tỉnh, thành phố, trong đó đã gửi trực tiếp đến tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh ĐBSCL. Trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi mặc dù đã có các sản phẩm OCOP của thành phố nhưng vẫn chưa có không gian riêng để trưng bày sản phẩm. Theo đó, Sở Công Thương thành phố đã làm việc và ban hành Công văn đề nghị các Siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố đặt 01 gian hàng để trưng bày các sản phẩm OCOP của Cần Thơ, ĐBSCL và các tỉnh, thành phố đã kết nối.

Những biện pháp trọng tâm

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng cũng như sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trong giai đoạn 2021-2030, thành phố dự kiến kêu gọi đầu tư sửa chữa hoặc xây dựng mới 67 chợ truyền thống và 01 chợ đầu mối nông, thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, kêu gọi đầu tư Siêu thị, Trung tâm thương mại tại 08 quận, huyện (trừ quận Ninh Kiều).

Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở Công thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động Hợp tác xã và nông dân tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, đảm bảo phục vụ tiêu dùng, sản xuất trên địa bàn thành phố. Tổ chức các gian hàng, Phiên chợ, Hội chợ được tổ chức thường niên tại những khu vực đông dân cư, đô thị nhằm đưa nông sản, đặc biệt là sản phẩm trái cây địa phương đến tay người tiêu dùng; đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng, kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

Đồng thời, tiếp tục khảo sát vị trí xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL, đồng thời gửi thông tin các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt vùng ĐBSCL để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và Hợp tác xã của các địa phương.

Mặt khác, tăng cường tuyên truyền với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, đồng hành cùng nông dân để có sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn đạt chuẩn quốc gia (VietGap) để tiêu thụ nông sản vào chuỗi các Siêu thị, cửa hàng tiện lợi và để đạt chuẩn quốc tế (GlobalGap) đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, cần chủ động chuyển sang phương thức xuất khẩu chính ngạch để gia tăng giá trị sản phẩm lâu dài và bền vững.

Với tiềm năng, lợi thế trong trồng trọt và xuất khẩu các loại nông sản (trái cây, gạo,..), cùng với phương thức xuất khẩu chính ngạch, trong tương lai, xuất khẩu nông sản của Cần Thơ sẽ tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững. Thành phố liên hệ thông tin đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và mở rộng với các nước cho xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản của Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

Cùng với đó, tiếp tục phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương để thúc đẩy thương mại điện tử tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có vùng

ĐBSCL phát triển, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp sản xuất địa phương ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thông qua các trang thương mại điện tử, các nền tảng công nghệ số để số lượng doanh nghiệp và người dân, người sử dụng các trang thương mại điện tử nhằm mua sắm và truy cập vào các ứng dụng nền tảng tăng trong thời đại số hóa. Sàn thương mại điện tử trở thành những kênh tiếp cận tiêu dùng, quảng bá sản phẩm nhanh và phổ biến nhất thay cho những kênh phân phối truyền thống, lượng sản phẩm nông sản bán trên sàn thương mại tử cao hơn.

Đặc biệt, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ương trong quá trình phê duyệt Đề án về thành lập, tổ chức và hoạt động Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Mai Hoàng

Tin liên quan

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.

Tin mới hơn

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

Tin khác

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

LNV - Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, huyện Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia (Đại Từ) có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao của huyện.
Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

LNV - Đối với mỗi người dân ở vùng núi Bắc Kạn các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao khát vọng. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những khát khao chinh phục. Câu chuyện hành trình đến với sản phẩm OCOP 5 sao của Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn là một trong những minh chứng về sự phấn đấu, không ngừng học hỏi.
“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

LNV - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm OCOP chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.
Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa

OVN - Sáng 22-5, tại Công viên Văn hóa quận Đống Đa, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Với nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 7ha chè của HTX chè Nhật Thức, xóm Khưu 3, xã Phục Linh (Đại Từ), 22 hộ dân tham gia mô hình đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, được Công ty CP Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP gắn với các làng nghề, năm 2025, thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ thể tại các làng nghề đổi mới mẫu mã, thiết kế sản phẩm OCOP. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP từ các làng nghề Hà Nội.
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
Sản phẩm tinh dầu của Yên Bái được đề xuất đạt OCOP 5 sao

Sản phẩm tinh dầu của Yên Bái được đề xuất đạt OCOP 5 sao

OVN - Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nâng hạng 3 sản phẩm gồm: tinh dầu thực vật, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

LNV - Từ món ăn dân dã của người dân, nem nắm Xuân Khôi ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, được tin dùng bởi chất lượng và cái tâm của người làm nghề.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triề
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng ngày 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Giao diện di động