Cần thêm gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp “vượt sóng” đại dịch Covid-19 lần 2
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận định, tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần 2 đến nền kinh tế rất khủng khiếp, sẽ khiến các chỉ số tăng trưởng bị tác động rất nhiều. Có thể thấy rõ, dịch bệnh quay trở lại đã ảnh hưởng tiêu cực tức thì đến ngành du lịch và vận tải hành khách. Khách du lịch trong nước đã hủy tour, hủy hợp đồng; vận tải hành khách bị ngưng trệ…
Cùng với đó, “sức khỏe” của nhiều doanh nghiệp vốn vẫn rất yếu ớt do những tác động mạnh của dịch Covid-19 thì nay, sự tái bùng phát mạnh hơn lần 1 của dịch bệnh khiến họ gần như kiệt sức. Có những doanh nghiệp còn tồn tại được thì phải “gồng mình” để sống lay lắt chờ đợi dịch qua đi.
Sự quay trở lại của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. (Ảnh: minh họa)
Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Kết nối châu Âu (Eurolink - đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc và da giày) buồn rầu chia sẻ, đến thời điểm này, toàn bộ nguyên vật liệu may mặc gần như cạn kiệt, các đơn hàng bên ngoài thì chưa ký kết được. Công ty phải cắt giảm một nửa lao động vì kế hoạch nhập hàng hóa, nguyên phụ liệu về sản xuất đã bị ngừng lại. Các cửa khẩu, đường biên, các nhà sản xuất bên ngoài vẫn hoạt động cầm chừng, thời điểm này, dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi hoạt động của doanh nghiệp chỉ mang tính chất duy trì, chống đỡ dịch bệnh.
Ông Thành quan ngại, dịch bệnh trên toàn thế giới và trong nước tái bùng phát lần 2 đã đẩy doanh nghiệp vào tình thế vô cùng khó khăn, khó xoay sở. Điều lo lắng nhất hiện nay là không tạo được công ăn, việc làm cho cán bộ, nhân viên. Doanh nghiệp mất lao động, cùng với đó, người lao động đang trong thời kỳ rất khó khăn, sự hỗ trợ của Nhà nước thì chưa mang hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, các chính sách miễn, giảm thuế, cho lùi lại các nghĩa vụ thuế với Nhà nước chưa thật sự thỏa đáng…
Theo ông Nguyên Hữu Thành, hiện, doanh nghiệp chưa tiếp nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của Nhà nước. Bởi Euro link là doanh nghiệp tư nhân nên các thủ tục, giấy tờ rất phức tạp. Bên cạnh đó, các quy định điều kiện được hưởng các chính sách rất khắt khe, doanh nghiệp khó đáp ứng được. Cụ thể, với gói hỗ trợ tín dụng, có ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh được thiệt hại do Covid-19 gây ra, chứng minh khả năng trả nợ.
Các doanh nghiệp cho rằng, để thực hiện được những việc này là vô cùng phức tạp và mất nhiều thời gian...Do đó, với gói 62.000 tỷ, doanh nghiệp của ông khó có thể “chạm tay” tới được.
Lý giải vì sao thời gian qua, nhiều doanh nghiệp vẫn “lấn cấn” trong việc tiếp nhận các gói hỗ trợ, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho hay, với các gói tín dụng, đây là nguồn vốn được huy động được bởi chính các ngân hàng thương mại, cho nên họ phải thận trọng để đảm bảo hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn.
Tuy vậy, các ngân hàng cần tiếp tục linh hoạt hóa các điều kiện tín dụng và đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Ngược lại, phía bên vay cũng phải thiện chí để phối kết hợp với các ngân hàng. Cần chứng minh được những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nếu không có minh chứng thì rất khó cho các ngân hàng trong việc giải ngân, điều đó sẽ liên quan đến chuyện lợi ích nhóm và như vậy là sai quy định của pháp luật.
“Chính phủ cần cho rà soát lại các gói hỗ trợ trong bối cảnh làn sóng Covid-19 bùng phát lần 2 để nghiên cứu, xem xét, tháo gỡ vướng mắc đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng. Tiếp đó, cần mở rộng những gói hỗ trợ, thời gian, thời hạn và cả đối tượng cần hỗ trợ. Đặc biệt, quá trình thực thi thì phải quán triệt để làm sao thực hiện nhanh hơn và tốt hơn”, TS. Cấn Văn Lực đề xuất.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, trong bối cảnh lo ngại dịch bệnh, sức cầu trên thị trường giảm sâu, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp sẽ giảm, đồng thời kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cũng sẽ thay đổi, không còn như trước.
Ông Doanh nhận định, dịch bệnh sẽ chưa dừng lại có nguy cơ bùng phát mạnh hơn trước, doanh nghiệp đã khó sẽ càng khó khăn hơn. Có những doanh nghiệp trước đó làm ăn phát đạt nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh thì sau này có thể bị thua lỗ. Do vậy, bên cạnh việc hạ lãi suất, khoanh nợ... ngân hàng cần hợp tác với tổ chức tư vấn để cập nhật vào hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp xem thực trạng thế nào. Có doanh nghiệp khó khăn chỉ là tạm thời nhưng cũng có trường hợp ở giai đoạn cuối của sự phát triển. Do đó, việc thận trọng trước khi bơm vốn ra thị trường là cần thiết để tránh phát sinh nợ xấu sau mùa dịch./.
Chung Thủy/Theo VOV
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
15:00 | 30/11/2024 Kinh tế
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững
13:00 | 30/11/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 Văn hóa - Xã hội
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
10:09 Tin tức
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP