Cần hạn chế ô nhiễm tiếng ồn trong nuôi chim yến
Nghề nuôi chim yến mang lại lợi nhuận cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nguồn lợi lớn nhưng… nguy cơ ô nhiễm cũng lớn
Hình thành và phát triển trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay, nghề nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam xuất hiện một cách ngẫu nhiên ở những khu vực ven biển thuộc miền Trung và Tây Nam bộ. Hiện đã lan rộng ra 42/64 tỉnh thành khắp cả nước.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Yến sào Việt Nam, trên địa bàn khắp cả nước hiện có hơn 24.000 nhà yến được đi vào hoạt động. Mang lại sản lượng khoảng 200 tấn/năm, tương đương giá trị kinh tế ước tính hơn 4.000 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Tây Ninh hiện có khoảng 67.577 cơ sở chăn nuôi, có 331/607 cơ sở nuôi chim yến thuộc khu vực nội thành; tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, huyện Dương Minh Châu, Thành phố Tây Ninh,… Vào năm 2022, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 933 hộ nuôi chim yến với 1.002 nhà yến; tập trung chủ yếu ở các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán và Thành phố Long Khánh.
Riêng tại tỉnh Bình Phước có khoảng 1.400 cơ sở chuyên dẫn dụ, khai thác chim yến; tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Lộc Ninh, Đồng Phú, Thành phố Đồng Xoài, Thị xã Chơn Thành, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long,…
Để duy trì nghề nuôi chim yến trong nhà, chuyên gia khuyến cáo những nhà yến cách khu dân cư dưới 300m, không được phép sử dụng loa phát thanh.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Phước, không chỉ đem đến lợi nhuận cho nhà đầu tư, nghề nuôi yến còn tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến, đặc biệt là mặt hàng yến xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Điển hình như phát triển các ngành nghề dịch vụ hỗ trợ, xây dựng nhà yến, sản xuất loa âm ly, công nghiệp chế biến yến sào, các loại thuốc sinh học, vi sinh vật, chất tạo mùi,…
Nghề nuôi chim yến đang được Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng như toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Các địa phương có lợi thế về điều kiện tự nhiên và phù hợp về điều kiện môi trường sinh thái đều có kế hoạch hướng đến đầu tư khu vực chăn nuôi, nhằm phát triển và nâng cao sản lượng đàn.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, thời gian qua, chính quyền các địa phương nơi phát triển nghề nuôi yến trong nhà cũng ghi nhận không ít lời phàn nàn từ người dân liên quan đến việc cơ sở chăn nuôi phát loa dẫn dụ, gây ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ông N.A.T (SN 1965, trú tại Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) cho biết, địa phương là một trong những khu đô thị tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi chim yến nhất. Song, một số đơn vị lại có xu hướng kết hợp giữa cơ sở chăn nuôi với nhà ở, các công trình gần khu dân cư. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bà con trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.
Anh V.Q.C (SN 1989, trú tại Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) cho biết, vốn mắc chứng khó ngủ và thường xuyên mất ngủ, việc cơ sở chăn nuôi phát loa dẫn dụ yến khiến cuộc sống anh chịu nhiều ảnh hưởng.
Tác động trực tiếp và gián tiếp từ tiếng ồn đến sức khỏe con người có thể kể đến như giảm thính lực, tim mạch, cao huyết áp, bệnh về đường tiêu hóa, thay đổi chức năng miễn dịch, rối loạn giấc ngủ,…Nghiên cứu y học cho thấy những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng với âm tần có cường độ thấp. Ngoài ra, việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm giảm thính lực.
Chuyên gia khuyến nghị hướng gỡ khó
Không chỉ là vấn đề mà chính quyền và dư luận quan tâm, việc làm thế nào để duy trì hiệu quả mô hình phát triển chim yến nhưng vẫn đảm bảo môi trường sinh hoạt cho các hộ dân xung quanh cũng là trăn trở chung của người làm nghề.
Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam Lê Thành Đại cho biết, Hiệp hội yến sào Việt Nam đang nghiên cứu, lấy ý kiến các địa phương nhằm đóng góp giải pháp quản lý trong thời gian tới. Trước mắt, đại diện Hiệp hội kiến nghị, các cơ sở cần thực hiện nghiêm những qui định đã có trong Luật Chăn nuôi 2018, Nghị định số 13/2020/NĐ-CP và không để phát sinh nhà yến mới trong đô thị, khu dân cư.
Về lâu dài, các cơ sở hiện hữu đang ở trong khu dân cư sẽ giữ ổn định tổng đàn khi nhà yến đã có từ 2000 chim. Nếu sản lượng tổ yến khai thác đạt 5kg/tháng trở lên, chủ cơ sở chỉ được sử dụng loa miệng hang để duy trì bầy đàn hiện có. Không phát loa nóc (loa phóng, loa lục giác, bác giác, tứ giác) dẫn dụ chim mới.
Bên cạnh chú trọng đến vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, chủ cơ sở chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh nhà yến theo đúng định kỳ và phòng ngừa dịch bệnh dựa trên hướng dẫn của ngành thú y.
Tại Kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa X, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm đã ký ban hành Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 quy định khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Những khu vực thuộc nội thành, nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, xây dựng vùng nuôi chim yến. Việc tổ chức hoạt động chăn nuôi chim yến trên địa bàn cần được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời đảm bảo khoảng cách ít nhất 300m so với khu dân cư.
Sở NN& PTNT tỉnh Tây Ninh cũng điều phối Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan thẩm định vị trí xây dựng nhà yến theo quy định tại Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ và Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh.
Liên quan đến vấn đề này, Sở NN & PTNT Bình Phước cũng thông tin, tỉnh sẽ sớm triển khai quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP; Đảm bảo các cơ sở dẫn dụ, khai thác chim yến có thiết bị phù hợp; máy móc tại nhà xưởng, hệ thống quản lý theo dõi được cấp mã số để truy xuất; đồng thời phát triển vùng nuôi chim yến, vệ sinh nhà yến không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân tại khu vực.
Các ngành chức năng của tỉnh Bình Phước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá chất lượng âm thanh theo khung giờ đối với các nhà yến hoạt động cách khu dân cư trên 300m; đồng thời không cho phép sử dụng loa phát thanh trong nhà yến cách khu dân cư dưới 300m.
Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả làng nghề đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường
14:02 | 30/05/2023 Môi trường

Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu Xà Cầu
14:01 | 30/05/2023 Môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị
16:17 | 26/05/2023 Môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị
09:51 | 23/05/2023 Môi trường

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 100% làng nghề đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường
16:34 | 17/05/2023 Môi trường

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường
Tin khác

GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN LÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
15:46 | 04/05/2023 Môi trường

Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
09:31 | 28/04/2023 Môi trường

600 người nhặt rác hưởng ứng ngày hội "Biển Đà Nẵng mãi trong xanh"
21:13 | 27/04/2023 Môi trường

Xây dựng cộng đồng người lao động An toàn - Chất lượng
07:32 | 14/04/2023 Môi trường

Hà Nam: Xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
10:18 | 10/04/2023 Môi trường

Bà Rịa - Vũng Tàu: Giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
18:36 | 07/04/2023 Môi trường

Nhức nhối rác thải nhựa trong nuôi trồng thuỷ sản
18:32 | 03/04/2023 Môi trường

Những giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:31 | 30/03/2023 Môi trường
Thời tiết hôm nay 9-3: Miền bắc trời hửng nắng
09:30 | 09/03/2023 Môi trường

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi rét đậm
10:26 | 06/03/2023 Môi trường

5 khuyến nghị giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội
14:30 | 02/03/2023 Môi trường

Thời tiết ngày 2/3: Bắc Bộ tăng nhiệt, trời lạnh về đêm và sáng
09:19 | 02/03/2023 Môi trường

Phục hồi và bảo tồn các vùng đất ngập nước
09:38 | 01/03/2023 Môi trường

Thời tiết ngày 27/2: Bắc Bộ nắng đẹp, trời hanh khô
10:34 | 27/02/2023 Môi trường

Xử lý làng nghề, khu công nghiệp nếu vi phạm về xử lý chất thải
14:03 | 24/02/2023 Môi trường



Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch
15:29 Tin tức

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi










