Bột bí OCOP của cô gái 9X
Hoài Anh sinh năm 1998, và cả tuổi thơ của em gắn bó với cây bí Nhật khi bố của em - ông Nguyễn Thanh Thao là một nông dân có tiếng không chỉ ở xã Tu Tra mà còn ở toàn huyện Đơn Dương. Ông là một trong những người đầu tiên ở Tu Tra trồng bí và đến giờ đã gắn bó với nó tận 20 năm. Hiện tại, gia đình Hoài Anh đang liên kết với khoảng 400 hộ dân trong huyện để trồng và tiêu thụ bí Nhật cho thị trường trong và ngoài nước. Điều đặc biệt là bí đỏ giống Nhật Bản hay còn gọi là bí Nhật có ruột vàng, vỏ xanh, chỉ phát triển tốt nhất khi được trồng ở vùng đất Đơn Dương, vì thế nó đã trở thành đặc sản nơi đây.
Bí Nhật được Hoài Anh sử dụng công nghệ sấy lạnh, giúp giữ được nguyên vẹn màu sắc, hương vị tự nhiên cho sản phẩm.
Tuy nhiên, bí Nhật chỉ có thể trồng vào mùa khô, trái bí tươi chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn. Năm 2020, dịch COVID-19 xuất hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ bí. Giá bí giảm, hơn 1.000 tấn bí bị tồn trong những tháng đầu năm khiến nông dân xã Tu Tra thất thu, điêu đứng.
Trước tình cảnh đó, Hoài Anh nghĩ đến việc phải làm ra một sản phẩm nào đó từ bí Nhật để có thể giữ được trong thời gian lâu hơn. Em tham khảo nhiều mô hình, nhiều cách làm được thử và thất bại - từ nấu sữa bí, hấp chín rồi phơi,... Hoài Anh mất một tháng trời loay hoay để tìm ra công nghệ sấy lạnh và công thức chuẩn cho sản phẩm bột bí của mình - giúp trái bí được dùng luôn vỏ, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như màu sắc của bí Nhật. Có lợi thế khi đã có sẵn nguồn nguyên liệu trong nhà, Hoài Anh dùng bí Nhật loại 1 để làm bột, rồi dùng máy đo đảm bảo đủ độ đường, độ bột cùng với độ mật, màu sắc của thành phẩm. Bên cạnh đó, em còn tận dụng hạt bí dư ra trong quá trình làm bột để làm hạt bí sấy, tạo ra món ăn vặt được nhiều người yêu thích.
Sản phẩm của Hoài Anh sau khi hoàn thiện đã được mang đi kiểm định, làm mã vạch và đăng ký thương hiệu. Hoài Anh còn rất trẻ khi mới 22 tuổi, nhưng trong câu chuyện của em, dễ nhận thấy một con đường dài, bài bản và có từng mục tiêu đã được vạch ra sẵn. Trong đó, việc tham gia đánh giá sản phẩm OCOP được em xem là cơ hội để học hỏi, rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Hiện tại, Hoài Anh vẫn đang sửa chữa bao bì, logo và nghiên cứu thêm các loại sản phẩm kết hợp bột bí Nhật với các loại hạt khác.
Hiện vẫn đang là sinh viên năm cuối Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hoài Anh vẫn đi đi về về giữa Sài Gòn - Đơn Dương để chăm chút cho “đứa con” tâm huyết của mình. Bột bí An ra đời giúp người dùng sử dụng được bí Nhật với nhiều mục đích hơn, tiện dụng và bảo quản được lâu hơn. Hiện tại, máy móc, cơ sở sản xuất của Hoài Anh vẫn còn ở quy mô nhỏ, lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều. Nhưng lượng tiêu thụ ban đầu và đánh giá của thị trường khiến cô gái trẻ có niềm tin rằng, đây sẽ con đường đúng để em tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới, tạo thêm nguồn tiêu thụ giúp người dân trồng bí Nhật có thể bán giá cao hơn, giảm được phần nào nguy cơ, rủi ro khi trái bí tươi dư thừa.
Sắp tới, Hoài Anh cùng sản phẩm Bột bí An của mình sẽ tham gia cuộc thi “Ý tưởng và mô hình khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2020” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Anh Bùi Hồng Đạt - Bí thư Đoàn xã Tu Tra cho biết: Đối với xã Tu Tra, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Sản phẩm bột bí sấy lạnh của Hoài Anh nếu phát triển sẽ tạo điều kiện cho bí Nhật tiếp tục phát triển tại địa phương. Chính vì vậy, Đoàn xã sẽ tạo điều kiện hết sức để sản phẩm bột bí Nhật của Hoài Anh tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ để tiếp tục phát triển sản phẩm. Từ đó góp phần khẳng định vai trò đổi mới, sáng tạo của những người trẻ có nhiệt huyết, có tri thức tại địa phương, nhất là khi việc khởi nghiệp từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong thanh niên đang được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khuyến khích.
Theo báo Lâm Đồng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề