Bình Dương: Giải quyết việc làm cho người lao động
Gia đình anh Đinh Công Hoàng, xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên trước đây rất khó khăn, là người khuyết tật anh khó tìm được việc làm. Xét thấy hoàn cảnh của anh, UBND xã Tân Thành đã tạo điều kiện để anh đi học nghề chăm sóc cây cảnh. Với kiến thức được học, anh tự tay gầy dựng một khu vườn trồng rau sạch và hoa lan. Hiện nay, cuộc sống của anh đã bớt khó khăn, con cái được ăn học đàng hoàng. Anh Hoàng bộc bạch, địa phương đã tạo điều kiện cho đi học, từ đó anh tiếp thu được khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trồng lan, rau sạch. Những tháng ngày thử nghiệm còn nhiều khó khăn nhưng gia đình anh đã có cái ăn, cái mặc. Bản thân là người khuyết tật nghèo nên anh cũng cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn khi không phải phụ thuộc vào gia đình, xã hội.
Cũng như anh Hoàng, rất nhiều người nghèo được hỗ trợ học nghề theo Đề án đào tạo nghề LĐNT. Một sốngành nghềchính được lựa chọn đào tạo như nghềxây dựng, chăn nuôi, chăm sóc cây cảnh, sửa chữa xe máy, may dân dụng, nấu ăn đãi tiệc... Qua hoạt động đào tạo nghề, người học đãtiếp cận được kiến thức mới vềlĩnh vực mình đào tạo, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm để kiếm sống. Bên cạnh việc đào tạo nghề, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị, thành phố còn trao “cần câu” cho người nghèo bằng cách giới thiệu vào làm các công ty, xínghiệp… qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. ChịTrần ThịThu Hương, phường Tân Định, TX. Bến Cát cho biết: “Được tham gia lớp dạy nghề may dân dụng, không chỉ giúp chị có được nghề, màcòn có công ăn việc làm ổn định”.
Công nhân Công ty May Primacy TX. Bến Cát, Bình Dương.
Bổ sung các ngành nghề phù hợp
Theo ông Hà Minh Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT đã mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo ở nông thôn thay đổi cuộc sống. Đến nay, không còn tình trạng đào tạo nghề chạy theo số lượng và thành tích mà đã được tổ chức một cách chặt chẽ hơn, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của địa phương, hoặc người học tự phát triển được khả năng của mình. Việc học nghề đã mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt có ý nghĩa với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu đất sản xuất và trình độ sản xuất hạn chế. Cụ thể, nhờ học nghề đã có hàng ngàn hộ thoát nghèo, có thu nhập trung bình vươn lên thành hộ có thu nhập khá.
Đặc biệt, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố mở 908 lớp dạy nghề cho 2.864 học viên; trong đó có 1.720 học viên nghề phi nông nghiệp và 586 học viên nghề nông nghiệp. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội cho biết, việc dạy nghề LĐNT thời gian qua đã đúng phương châm của tỉnh, đó là cho người dân chiếc “cần câu” chứ không phải cho sẵn “con cá”. Việc đào tạo nghề còn gắn liền hiệu quả với các chương trình lớn; trong đó có chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới…
Phát huy hiệu quả việc dạy nghề, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã cử cán bộ nghiên cứu thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp để bổ sung những ngành nghề phù hợp, bảo đảm sau khi học nghề học viên có công việc ổn định. Riêng giai đoạn 2018- 2020, mục tiêu đào tạo nghề của Đề án đào tạo nghề LĐNT khoảng 4.140 người; trong đó nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp khoảng 2.640 người, nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1.500 người. Tỷ lệcóviệc làm sau khi học nghềtrong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.
Ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ: Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bính Dương cần tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả từ công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đến dạy nghề và giới thiệu việc làm theo Đề án đào tạo nghề LĐNT. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, như: Nâng cao trình độ giáo viên, chương trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề...
Bài và ảnh Thiên Lý
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới