Bình Dương: Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề

TBV - Là địa phương có nhiều nghề và làng nghề truyền thống, Bình Dương nổi danh hàng trăm năm với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thu được lợi nhuận lớn nhờ xuất khẩu. Song, do khó khăn về đầu ra, nghề và làng nghề truyền thống ở Bình Dương đang bị thu hẹp dần.
Quan tâm thị trường trong nước

Cơ sở Mây tre đan xuất khẩu Thành Lộc bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 2001, chuyên sản xuất sản phẩm mây tre đan kết hợp với các nguyên liệu khác như: sản phẩm kết hợp với gỗ, sản phẩm kết hợp với nhựa, sản phẩm kết hợp với khung sắt, sản phẩm kết hợp với gốm sứ… Đây là những mặt hàng đan lát thân thiện với môi trường.

Giám đốc Cơ sở Mây tre đan xuất khẩu Thành Lộc (Cơ sở Thành Lộc) bà Huỳnh Thị Kim Tuyến cho biết, trước đây sản phẩm của công ty chủ yếu xuất sang các nước châu Âu (không tiêu thụ trong nước). Mỗi tháng, cơ sở xuất khẩu từ 3.000 – 5.000 mặt hàng về đan lát sang các nước như Pháp, Mỹ, Nga và doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/năm.

Khoảng 2 năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển, người Việt cũng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, chính vì vậy cơ sở phải thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị trường nội địa.
Nếu trước chủ yếu là các sản phẩm thùng, bộ chậu to được làm để xuất khẩu thì giờ cơ sở còn làm thêm những vật dụng nhỏ, tiện ích, màu sắc bắt mắt. Nhờ cải tiến không ngừng, sản phẩm do cơ sở làm ra tiêu thụ ngày một nhiều ở thị trường trong nước. Riêng năm 2017, doanh thu bán trong nước đạt gần 2 tỷ đồng.


Một số sản phẩm sơn mài Bình Dương


Theo bà Tuyến, hiện Cơ sở Thành Lộc vẫn xác định thị trường chính là các nước châu Âu. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước ngày một tăng nên cơ sở còn tập trung quảng bá thương hiệu và sản phẩm ở thị trường nội địa.

Để sản phẩm đến với khách du lịch nước ngoài, người Việt Nam, tránh trường hợp cũng là mặt hàng đan lát ở Việt Nam xuất khẩu đi rồi nhập khẩu về bán lại cho chính người Việt.

Nhiều năm qua, sơn mài Bình Dương là sản phẩm nổi tiếng được khách hàng ưa chuộng, bởi từ nguyên liệu gỗ đến khâu cuối cùng của sản phẩm phải trải qua quá trình 25 công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi một nghệ thuật riêng tỷ mỉ và công phu.

Một quy trình sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 đến 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng. Tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương các sản phẩm sơn mài không chỉ đơn thuần là tranh, gốm sứ mà còn đa dạng với mẫu mã hộp đựng khăn giấy, đồ chặn bút, chén, bát trang trí.

Ông Lê Bá Linh (biệt danh nghệ nhân Tư Bốn), Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên sơn mài mỹ nghệ Tư Bốn (viết tắt là Công ty Tư Bốn) cho biết: Hiện làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp và các khu vực lân cận có khoảng 90 cơ sở và doanh nghiệp với gần 1.000 lao động làm những công việc liên quan đến sơn mài, giảm khoảng 40% so với năm 2013.

Tuy vậy, nơi đây hiện chỉ có trên 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô, còn lại sản xuất theo hộ gia đình. Mấy năm gần đây xu hướng khách nội tìm đến sản phẩm sơn mài khá nhiều nên đầu ra tương đối ổn định.


Làng điêu khắc gỗ Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một.


Sản phẩm sơn mài chủ yếu được bán trong nước, các thương lái đến Tương Bình Hiệp đặt hàng và cung cấp lại cho các khu du lịch ở Vũng Tàu, Nha Trang, Hội An. Đầu ra cho sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều từ các shop kinh doanh hàng lưu niệm tại một số tỉnh, thành nhiều khách du lịch.

Đối với thị trường nước ngoài, từ năm 2015 trở về trước, sơn mài Bình Dương xuất khẩu ra các nước như Nga, Mỹ, Pháp. Thời gian gần đây, kinh tế các nước châu Âu (đặc biệt là Nga) gặp nhiều khó khăn, hàng sơn mài xuất khẩu sang các nước này giảm sút. Để thích ứng, Công ty Tư Bốn đang tập trung quảng bá sản phẩm tại các quốc gia như Singapore, Đài Loan (Trung Quốc).

Theo ông Lê Bá Linh, sở dĩ nghề sơn mài ngày càng thu hẹp là do chi phí đầu vào tăng trong khi sản phẩm sơn mài phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm khác như gốm sứ, tranh thêu, mây tre. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng thay đổi, người dân sử dụng nhiều sản phẩm ứng dụng khác dẫn đến kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài giảm đáng kể.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nghệ nhân lành nghề sơn mài hiện rất ít. Bởi làm sơn mài thu nhập thấp, nhiều người bỏ nghề, chuyển sang làm công nhân, tương lai rất có thể nghề thủ công này sẽ thất truyền.

Xây dựng thương hiệu

Ông Phạm Thanh Dũng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương cho biết, hiện Bình Dương có 32 làng nghề, 9 nghề truyền thống và 55 làng nghề truyền thống. Để tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, rất nhiều nghệ nhân và doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Bình Dương đã linh hoạt tìm lối đi cho những sản phẩm của mình.

Ngoài ra, đa phần cơ sở, doanh nghiệp nghề truyền thống có qui mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, không đủ nguồn lực để đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại. Việc sản xuất được thực hiện lẻ tẻ, chưa tập trung, hàng xuất khẩu với số lượng ít.


Sản phẩm gốm sứ Minh Long rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng và chủng loại mẫu mã.


Đặc biệt, các cơ sở, doanh nghiệp quan tâm chưa đúng mức đến việc đào tạo nghề cho người lao động, công tác tiếp thị, trưng bày sản phẩm ở hệ thống doanh nghiệp chưa đồng đều.

Bên cạnh các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… một số thị trường mới như Nga, Cuba và các tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất cũng rất quan tâm chú trọng những mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Bình Dương.

Do đó, ngoài nhiệm vụ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương luôn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Trong tương lai, tỉnh Bình Dương sẽ thường xuyên mở những hội chợ triển lãm tập trung vào từng ngành nghề để có thể phân loại nhu cầu khách hàng và đưa ra hướng phát triển cụ thể cho từng sản phẩm.

Một số giải pháp, chính sách hỗ trợ ngành nghề truyền thống bao gồm: tăng cường hỗ trợ quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội chợ, triển lãm lớn, có uy tín trong và ngoài nước. Các sự kiện kết nối cung cầu ngành hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm trên internet, hỗ trợ tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (dự kiến ra mắt hoạt động trong năm 2019) nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống thông qua các chương trình khuyến công như đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu... Qua đó, ngày càng củng cố và phát triển sản xuất ngành hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng hiện đại hóa công nghệ trong các làng nghề sao cho vừa bảo đảm tính nguyên tác. Nhưng, sản phẩm làm ra không mất đi tính truyền thống, tính độc đáo, độ tinh xảo, vừa đẩy mạnh được việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề vốn đã và đang trở thành đòi hỏi cấp bách đối với hầu hết các làng nghề truyền thống

Hiệp hội ngành hàng và bản thân doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các giải pháp quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích sự sáng tạo và bảo đảm thu nhập cho công nhân và nghệ nhân, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành, góp phần giữ gìn và phát huy ngành sản xuất truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương Phạm Thanh Dũng khẳng định.

Bài và ảnh Huyền Trang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

LNV - Ngày 29/9, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Định Công (quận Hoàng Mai) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công.
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng

LNV - Sáng ngày 2/10, Tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đào tạo Phát triển Làng nghề (Hải Phòng). Nhà giáo Ưu tú Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Cao Bích Thủy Giám đốc Trung tâm.
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định công nhận Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, thôn Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc, UBND thị xã Hoài Nhơn có tờ trình UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và PTNT cho chủ trương lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam.

Tin khác

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

LNV – Với đôi bàn tay khéo léo, cây gai đã trở thành những sản phẩm thủ công có tính ứng dụng cao, góp phần thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã có các làng nghề được lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển giai đoạn 2023-2025, kịp thời báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

LNV - Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024.
Nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá

LNV - Có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước.
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

LNV - Hiện cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

LNV - Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của TP.Hà Nội sẽ được diễn ra tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 từ ngày 3 đến 6-10 tại Hà Nội. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp báo do Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT TP Hà Nội tổ chức vào sáng 20-9 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

OVN - Tối 4-10, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động