Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 17°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

LNV - Việc bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống đang là hướng đi được nhiều địa phương trong tỉnh hướng đến. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng miền, các địa phương tiếp tục triển khai lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ các làng nghề mở rộng sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 5 làng nghề truyền thống, gồm: làng nghề rèn Phúc Sen; đường phên Bó Tờ thị trấn Hòa Thuận; nghề làm hương, xóm Đoàn Kết; nghề làm giấy bản xóm Dìa Trên, xã Phúc Sen (Quảng Hòa); nghề làm hương thảo mộc xóm Nà Kéo, xã Trường (Hà Quảng). Các làng nghề duy trì hoạt động tạo việc làm thường xuyên, thu nhập cho gần 1.000 lao động nông thôn, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thủ công truyền thống của tỉnh.

Kế hoạch số 337/KH-UBND ngày 20/2/2022 về bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2030 đề ra mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, ngành nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững. Bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch tạo thương hiệu của địa phương thông qua các sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn. Huy động mọi nguồn lực của thành phần kinh tế để bảo tồn và phát triển làng nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức để phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 khôi phục, bảo tồn 2 làng nghề truyền thống; củng cố và nâng cấp 5 làng nghề được công nhận. Công nhận 5 làng nghề mới, củng cố và nâng cấp 10 cơ sở ngành nghề nông thôn đã được công nhận sản phẩm OCOP. Trên 70% làng nghề hoạt động có hiệu quả. 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. 30% làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề, ngành nghề đạt khoảng 5%/năm. 100% làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn sản xuất, chế biến đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Nghề làm hương truyền thống của người dân xóm Đoàn Kết, xã Phúc Sen (Quảng Hoà) được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ.

Nghề làm hương truyền thống của người dân xóm Đoàn Kết, xã Phúc Sen (Quảng Hoà) được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ.

Xã Phúc Sen (Quảng Hòa) là nơi có nhiều làng nghề truyền thống gắn với bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Nùng An, gồm: nghề rèn, làm hương và làm giấy bản. Trong đó, nghề rèn thu hút và tạo việc làm cho gần 300 lao động nông thôn với 140 lò, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã. Trung bình mang lại thu nhập cho địa phương hơn 18 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đạt hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Thời gian gần đây, sản phẩm nghề rèn không những tiêu thụ tại các địa phương trong và ngoài tỉnh mà còn được các hộ sản xuất theo đơn đặt hàng của phía Trung Quốc, mở ra nhiều triển vọng trong việc mở rộng thị trường hàng hóa cũng như tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống phát triển. Theo ông Đàm Đình Đạo, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sen, hiện sản phẩm nghề rèn của xã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh; nghề làm hương và làm giấy bản tiếp tục được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Bên cạnh việc khuyến khích các hộ phát triển sản xuất, xã đang xây dựng thương hiệu sản phẩm để đạt tiêu chuẩn OCOP; định hướng người dân liên kết sản xuất tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Cùng với bảo tồn, phát triển làng nghề, sau nhiều năm nỗ lực triển khai Chương trình OCOP, đến nay, toàn tỉnh có 97 sản phẩm OCOP của 67 chủ thể sản xuất, trong đó có 9 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 88 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, thuộc 5 nhóm, gồm: 77 sản phẩm thực phẩm, 10 sản phẩm đồ uống, 3 sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, 4 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên; 2 sản phẩm được phân hạng 4 sao; duy trì củng cố 100% sản phẩm đã được công nhận. Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đi đôi với phát triển làng nghề truyền thống, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh phối hợp tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho gần 500 cán bộ cấp huyện, xã, chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP của 10 huyện, Thành phố. Các địa phương tiếp tục bám sát kế hoạch của tỉnh nỗ lực triển khai các chương trình phù hợp điều kiện thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Người dân xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) sản xuất đường phên.

Người dân xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) sản xuất đường phên.

Sản phẩm đường phên Bó Tờ thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng đảm bảo, hương vị thơm ngon. Sau khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, làng nghề truyền thống có cơ hội đưa sản phẩm vươn xa ra thị trường. Người dân có thêm điều kiện đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất. Nhờ nghề trồng mía và làm đường phên, nhiều hộ có thu nhập trung bình từ vài chục triệu đồng, hộ thu nhập cao có thể lên đến 100 triệu đồng/năm. Mỗi năm, toàn huyện ép hơn 6.000 tấn mía, cho hơn 600 tấn đường phên. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) Lâm Văn Đường cho biết: Để phát triển làng nghề truyền thống, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân tuân thủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm, tăng nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện mục tiêu phát triển làng nghề và sản phẩm OCOP, hiện nay, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất. Làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức triển khai các chương trình; tăng cường hướng dẫn các quy trình thủ tục sản phẩm đủ điều kiện và đạt tiêu chuẩn theo quy định. Tuyên truyền, vận động người dân liên kết sản xuất hàng hóa, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu; tuân thủ các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nêu cao vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc lập kế hoạch, quy hoạch phát triển làng nghề và sản phẩm OCOP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Triển khai hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt việc giải ngân các nguồn vốn tín dụng để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các địa phương quan tâm đến việc hướng dẫn người dân, chủ thể sản xuất tăng cường đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để tăng giá trị kinh tế cho nông sản, nhất là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm đặc trưng, đặc hữu của tỉnh.

Thái Hà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.

Tin khác

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.
Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.
Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Làng nghề OCOP (Chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm) từ lâu đã trở thành biểu tượng sống động của sự sáng tạo, khéo léo và tâm huyết. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự gắn kết giữa các vùng miền.
Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

LNV - Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu nông, lâm nghiệp, để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình trong đó thành công là phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương.
Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

LNV - UBND TP. Hà Nội vừa công bố và cấp giấy chứng nhận cho 108 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và tiềm năng phát triển
An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong chủ trì buổi lễ.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề  tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

LNV - Ngày 11/3, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 3 quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Hiền Giang - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín); Cụm công nghiệp làng nghề Hương Ngải - Giai đoạn 1 (huyện Thạch Thất); Cụm công nghiệp làng nghề Hòa Bình - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín).
Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

LNV - Tối 15/3/2025, huyện Hải Lăng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025) và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động