"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
Ông Nguyễn Văn Hữu (SN 1969) người thợ tay nghề cao ở thôn Vạn An chia sẻ, ông là con út trong một gia đình có 9 anh chị em, bố mẹ làm nghề nông nghiệp. Các anh, chị của ông đều học hết phổ thông, có 2 anh đi bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc tổ quốc. Mặc dù kinh tế gia đình không đến nỗi khó khăn và bản thân ông cũng học lực khá, song do yêu thích nghề sản xuất đồ mộc, nên khi học xong cấp hai, ông Hữu đã xin với bố mẹ cho theo chân các nghệ nhân nổi tiếng về nghề mộc tại làng nghề truyền thống xã Tràng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Điều đáng tự hào là sau 3 năm theo học các nghệ nhân, thợ giỏi với phương thức vừa học, vừa làm, Nguyễn Văn Hữu đã vững vàng làm thợ cả. Khi đó mới 18 tuổi, Nguyễn Văn Hữu đã dẫn đầu một kíp thợ gồm 4-5 người đi đóng tủ chè, sập gụ và nhiều đồ gỗ cao cấp cho các hộ gia đình kinh tế khá giả tại các địa phương như Hoà Bình, Hà Nội, Lâm Đồng... nên có nguồn thu nhập cao.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu ở Làng nghề Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây |
Thực hiện phương châm "Ly nông bất ly hương ", năm 1994 Nguyễn Văn Hữu và gia đình quyết định mở cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ tại quê thôn Vạn An, xã Sơn Đông. Và đây cũng là cơ sở sản xuất đồ mộc đầu tiên của làng, mặt bằng nhà xưởng và nhà ở, cũng là nơi tập kết, trưng bày, giới thiệu sản phẩm có tổng diện tích trên 200 m2, máy móc thiết bị phục vụ gồm trị giá vài trăm triệu đồng. Thời kỳ cao điểm cơ sở của Nguyễn Văn Hữu sử dụng tới 12-15 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ, với mức thu nhập ổn định từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng/người/tháng. Có thời gian cơ sở của Nguyễn Văn Hữu ký kết hợp đồng làm 8 công trình một lúc đạt chất lượng cao.
Tiếng lành đồn xa, các mặt hàng đồ gỗ nội thất đa dạng mẫu mã, có chất lượng cao do cơ sở của Nguyễn Văn Hữu nhận làm theo yêu cầu của khách đã đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng các tỉnh thành từ Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đến các tỉnh thành phía Nam,...
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổ trưởng làng nghề Vạn An, phụ trách 119 hộ làm nghề mộc cho biết, người dân thôn Vạn An nhờ gắn bó với nghề sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, nhất là có những người thợ tay nghề kỹ thuật cao như ông Nguyễn Văn Hữu, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trong xã, đưa thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2024 đạt mức trên 72 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập của người dân làng nghề Vạn An cao hơn mức bình quân chung.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu giới thiệu gian hàng đồ gỗ nội thất của gia đình |
Nhờ làm ăn khá giả, ông Nguyễn Văn Hữu và vợ là bà Đào Thị Bích đã cùng với các anh chị em trong gia đình phụng dưỡng chu đáo các bậc sinh thành và nuôi dạy 4 người con ăn học trưởng thành, xây dựng gia đình, có công việc làm ăn, nghề nghiệp ổn định. Ngoài ra gia đình ông Hữu còn tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động xã hội, từ thiện, sống nghĩa tình với cán bộ và nhân dân địa phương. Nhiều năm liền giá đình ông Nguyễn Văn Hữu được UBND xã Sơn Đông công nhận đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa mới"...
Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, ông Nguyễn Văn Hữu và người dân làng nghề đồ gỗ Vạn An mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, Hiệp hội làng nghề Hà Nội trong việc tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh đồ gỗ được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất, kết nối thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước, đồng thời gắn với hoạt động du lịch làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương, góp phần xây dựng xã Sơn Đông, TX Sơn Tây không ngừng phát triển và đổi mới.
Tin liên quan
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
Sắp diễn ra Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
11:30 | 09/08/2024 Khuyến công
Tin mới hơn
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 | 05/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề nước mắm Nam Ô
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề bánh nổ Điền Trang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 OCOP
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 Làng nghề, nghệ nhân
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 Văn hóa - Xã hội
Sẽ thu phí tham quan hai điểm di tích trên phố cổ Hà Nội từ ngày 2/1/2025
08:53 Tin tức