Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

LNV - Với lợi thế nhiều danh lam, thắng cảnh và tiềm năng về du lịch cộng đồng, đặc biệt là Khu du lịch hồ Ba Bể, Bắc Kạn đang tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch.

2 năm gần đây, Bắc Kạn chủ trương kêu gọi đầu tư vào du lịch, đồng thời ban hành nhiều chính sách định hướng, khuyến khích phát triển lâu dài ngành du lịch. Nhờ đó, du lịch Bắc Kạn có những bước đi đúng, mang lại kết quả khả quan. Đến nay, nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang đầu tư vào du lịch Ba Bể. Cụ thể như Công ty du lịch Sài Gòn, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch GREENCANAL Việt Nam, Tập đoàn FLC… Ngoài ra, du lịch cộng động, mô hình homstay phát triển mạnh dọc ven hồ Ba Bể; các dịch vụ đưa đón, hướng dẫn tham quan vùng hồ tạo nên một thị trường du lịch nhộn nhịp. Tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn trong giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 2,4 triệu lượt, doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 1.636 tỷ đồng. Thị trường khách du lịch của Bắc Kạn rất phong phú và đa dạng. Khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn chủ yếu đến từ các nước: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Italia, Úc, Trung Quốc...


Gian hàng nông sản OCOP của nhà hàng, nhà nghỉ Suối Đậu (Khang Ninh, Ba Bể).


Song song với phát triển du lịch, Bắc Kạn đã chủ trương đẩy mạnh thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm ” và Đề án phát triển kinh tế tập thể lấy hợp tác xã làm mô hình nòng cốt. Chỉ trong 2 năm (2018 – 2019), bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hội nghị về phổ biến các nội dung Đề án OCOP; Tổ chức điều tra, thống kê đánh giá các sản phẩm truyền thống trên địa bàn; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 100 cơ sở, tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất, chế biến ra 105 sản phẩm nông sản thực phẩm được phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó có 08 sản phẩm đạt 4 sao và 97 sản phẩm đạt 3 sao, nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao như Cucumin Trịnh Năng, tinh bột nghệ của Công ty cổ phần nông sản Bắc Kạn, tinh bột nghệ của HTX Tân Thành, rượu chuối Tân Dân, miến dong Tài Hoan, gà thả đồi của HTX Trần Phú…

Để thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, tỉnh Bắc Kạn đã tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại. Cụ thể, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (sở Công thương) đã phối hợp với các công ty tổ chức hội chợ, tổ chức Hội chợ thương mại Bắc Kạn tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh; Tổ chức khảo sát, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Lạng Sơn; thực hiện đề án “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn” và tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước như: Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Ninh, Thái Bình, Cần Thơ, Quảng Ninh và Thái Nguyên. Đồng thời, chú trọng đến các chương trình kết nối cung cầu sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Kạn như tổ chức thành công Tuần lễ giới thiệu Hồng không hạt và các sản phẩm nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn năm 2019, năm 2020 Hà Nội.

Cùng với đó, Sở Văn hóa, Thể thao – Du lịch đã tổ chức các hoạt động văn hóa, ẩm thực, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm nông sản OCOP tỉnh Bắc Kạn nhân dịp nghỉ lễ, tết tại Khu du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể. Việc tổ chức hoạt động giới thiệu, bày bán và trải nghiệm ẩm thực truyền thống các dân tộc tỉnh Bắc Kạn dịp lễ 30/4 và 1/5/2019, đã được thực hiện bài bản, công phu. Các huyện, thành phố đã chuẩn bị đủ lượng hàng hóa, sản phẩm OCOP theo nội dung đăng ký. Hoạt động trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản OCOP tỉnh Bắc Kạn đã thu hút 51 tổ chức kinh tế tham gia trưng bày, giới thiệu và bán 119 sản phẩm các loại, thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm các sản phẩm.

Đồng thời, trưng bày, giới thiệu và bày bán 71 món ăn đặc trưng truyền thống của đồng bào các dân tộc. Hầu hết các món ẩm thực đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, tính thẩm mỹ, trang trí đẹp mắt. Qua đó, thu hút được hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm, thưởng thức và tiêu thụ tại khu hàng ẩm thực. Ngoài các gian hàng ẩm thực của các địa phương, lễ hội đã bố trí khu vực “Chợ quê” khoảng 700m2 để dành riêng cho Nhân dân vùng lân cận đến giới thiệu và bán các sản phẩm của địa phương (các loại bánh, hoa quả, rau rừng, thảo dược, đồ lưu niệm, sản phẩm thủ công truyền thống...), đây cũng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, mua sắm và thưởng thức.

Hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch ngay tại khu du lịch nổi tiếng hồ Ba Bể trong những ngày nghỉ lễ có ý nghĩa thiết thực, bổ sung không gian trải nghiệm của du khách đến với Bắc Kạn; góp phần tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, ẩm thực, du lịch, miền đất, con người và các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, từ đó thúc đẩy du lịch Bắc Kạn và ngành kinh tế nông nghiệp phát triển. Khi lễ hội kết thúc, hầu hết các nhà hàng, khách sạn tư nhân xung quanh khu vực hồ Ba Bể đã mở gian hàng nông sản mà chủ yếu là sản phẩm nông sản thực phẩm OCOP, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của du khách thập phương.

Ngoài ra, việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực đầu tư. Sản phẩm OCOP sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch, tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP. Từ đó việc quan tâm, đầu tư tạo dựng sản phẩm OCOP sẽ thuận lợi hơn, giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, nâng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Bài và ảnh: Phan Quý

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.

Tin khác

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động