Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Bắc Giang hỗ trợ phát triển làng nghề

LNV - Những năm gần đây, các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Tân Yên quan tâm hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phù hợp điều kiện, lợi thế địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Đa dạng sản phẩm làng nghề

Nghề làm chổi chít được đưa về thôn Nội Hạc, xã Việt Lập đã hơn 20 năm nay và ngày càng phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Ông Đặng Văn Huy - người làm nghề lâu năm cho biết: “Thời gian đầu, gia đình tôi dùng nguồn nguyên liệu sẵn có để làm chổi phục vụ sinh hoạt, khi thừa mới mang ra chợ bán lẻ. Sau này, chổi chít được người tiêu dùng ưa chuộng nên chúng tôi nhập nguyên liệu từ tỉnh khác về để mở rộng quy mô sản xuất”.

Lúc cao điểm, 4 người trong nhà ông Huy đều làm nghề, mỗi ngày giao hơn 100 chiếc chổi với giá bán buôn từ 40 nghìn - 60 nghìn đồng/chiếc, lãi khoảng 2 triệu đồng. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của khách hàng tăng nên trước đó cả tháng, gia đình ông Huy nhập hàng tấn nguyên liệu, thuê 3-5 lao động làm việc liên tục mới có đủ hàng bán.

Đóng gói mỳ Châu Sơn
Đóng gói mỳ Châu Sơn

Theo người dân nơi đây, việc làm chổi không nặng nhọc, người già, trẻ nhỏ đều có thể tham gia nhặt lá chít, khâu, bó chổi, cuốn cán. Công việc này vốn đầu tư ít, tranh thủ được mọi thời gian trong ngày lại cho thu nhập ổn định nên rất phù hợp với vùng nông thôn.

Ông Nguyễn Hải Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Nội Hạc cho biết: Hiện trong thôn có hơn 20 hộ sản xuất quy mô lớn và nhiều hộ tranh thủ lúc nông nhàn làm nghề với hơn 100 lao động tham gia. Mỗi năm, doanh thu từ nghề làm chổi ước đạt khoảng 7 tỷ đồng. Nghề làm chổi đã giúp nhiều hộ giàu lên. Thu nhập của người dân trong thôn bình quân đạt khoảng 68 triệu đồng/người/năm.

Cũng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế khá là nghề làm mỳ gạo ở thôn Châu Sơn, xã Ngọc Châu. Trải qua nhiều công đoạn khắt khe từ chọn gạo ngâm, xay bột nước, lọc, ép khô và đưa vào máy tạo sợi, phơi khô thủ công, mỳ Châu Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sợi dẻo, dai, không sử dụng hóa chất bảo quản, tẩy trắng; đã được công nhận sản phẩm OCOP.

Ông Phạm Văn Lượng, Chủ tịch Hội Sản xuất mỳ gạo Châu Sơn cho biết: Thôn hiện có hơn 50 hộ làm nghề. Tại đây đã hình thành 2 hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ mỳ thu hút hơn 200 lao động; thu nhập bình quân 10-12 triệu đồng/người/tháng. Nhờ làm nghề mà nhiều hộ có thu nhập ổn định.

Người dân thu hái hoa sâm Nam núi Dành từ buổi sáng sớm ở thôn Đồng Sen. ở thôn Đồng S
Người dân thu hái hoa sâm Nam núi Dành từ buổi sáng sớm ở thôn Đồng Sen

Trên địa bàn huyện Tân Yên hiện có 3 làng nghề, 40 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tạo việc làm cho hơn 15 nghìn lao động. Tại đây còn có hơn 3 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, làm nghề TTCN như: Đan mây nhựa, làm hương, trồng nấm…

Các làng nghề, cơ sở TTCN đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có thương hiệu và tiêu thụ ổn định như: Chổi chít Việt Lập, mỳ gạo Châu Sơn (Ngọc Châu), mỳ gạo Ý Thu (thị trấn Nhã Nam), mật ong Thành Trung (Liên Sơn), nấm sò Lam Cốt, bánh gio Song Vân, tương Liên Chung, chè lam ngũ vị Dà Liên (Ngọc Vân); nụ hoa sâm Nam núi Dành (Việt Lập), bánh quế Ông Phú. Hoạt động của làng nghề và ngành nghề TTCN ngày càng phát triển góp phần giúp giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện những năm gần đây tăng cao, bình quân đạt hơn 6,5 nghìn tỷ đồng/năm.

Tạo động lực phát triển nghề

Phát triển làng nghề, TTCN đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân, giảm nghèo bền vững. Vì vậy, huyện Tân Yên đã quan tâm, tạo điều kiện cho các làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN hoạt động. Hằng năm, từ nguồn quỹ khuyến công các cấp, các làng nghề, nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn được hỗ trợ kinh phí lắp đặt máy móc, xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm và đào tạo nâng cao tay nghề người lao động. Hai năm nay, ngành chức năng tỉnh đã hỗ trợ hơn 600 triệu đồng trang bị dây chuyền sản xuất mì gạo hiện đại cho HTX Mỳ gạo Quế Hằng, thôn Châu Sơn; hỗ trợ HTX Hưng Phú (xã Tân Trung) nâng cấp thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất bánh quế thêm năng suất, hiệu quả.

Đồng thời, đơn vị chuyên môn và tổ chức đoàn thanh niên địa phương tích cực hỗ trợ chuyển đổi số, hướng dẫn gần 300 cơ sở sản xuất, hộ làm nghề mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng. Đó là động lực để cơ sở sản xuất, người làm nghề tự tin đầu tư duy trì hoạt động, phát triển mạnh hơn.

Làng nghề làm chổi chít Nội Hạc
Làng nghề làm chổi chít Nội Hạc

Trước kia, nghề làm chổi ở Nội Hạc từng gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bó hẹp, người làm nghề thường phải chở hàng đi bán rong, thu nhập bấp bênh nên còn ít hộ tham gia sản xuất. UBND xã đã thành lập Ban Quản lý làng nghề, xây dựng quy chế, điều lệ hoạt động nhằm giúp công việc này phát triển đúng hướng và bền vững. Các hộ được hỗ trợ thông tin, giới thiệu mở rộng thị trường. Từ đó, những chiếc chổi chít bền đẹp của người dân Nội Hạc đã được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến, làm ra đến đâu bán hết đến đó.

Sự động viên, hỗ trợ cũng giúp HTX Hưng Phú ở thôn Lục Hạ, xã Tân Trung mở rộng quy mô sản xuất. Từ 50 máy làm bánh quế ban đầu, hai năm nay, đơn vị đã đầu tư tăng lên hơn 100 máy, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 12 lao động địa phương. Bánh quế Ông Phú được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Chị Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc HTX cho biết: “Cùng với nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, chúng tôi xây dựng 12 nhà phân phối ở các tỉnh phía Bắc; tiếp thị sản phẩm trên mạng xã hội. Hiện nay, các mặt hàng được phân phối rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo".

Chè lam ngũ vị Dà Liên được công nhận OCOP 3 sa
Chè lam ngũ vị Dà Liên được công nhận OCOP 3 sa

Chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện Tân Yên trong những năm tới là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và quan tâm phát triển ngành nghề, TTCN để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân. Theo ông Phạm Văn Dũng, Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở, người làm nghề phát triển sản xuất, nhất là những ngành nghề phù hợp với điều kiện, lợi thế địa phương.

Trong đó quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho cụm công nghiệp, làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Khuyến khích các cơ sở, hộ sản xuất ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong tìm kiếm, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm vươn xa.

Vi Lệ Thanh

Tin liên quan

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công

LNV - Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 45 của Chính phủ về khuyến công, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã dành nhiều nguồn lực triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mang lại những hiệu quả thiết thực. Để nguồn vốn hỗ trợ khuyến công của tỉnh phát huy hiệu quả hơn nữa, cần có sự điều chỉnh kịp thời các nội dung hỗ trợ theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công tác khuyến công trong tình hình mới.
Khuyến công Thanh Hóa: Đầu tư thiết bị tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Khuyến công Thanh Hóa: Đầu tư thiết bị tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trong 6 tháng cuối năm 2024, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa phấn đấu giải ngân 100% các đề án với tổng kinh phí là 3.277 triệu đồng.
Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.

Tin mới hơn

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.

Tin khác

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

LNV - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

LNV - Dự án “Làng nghề lên số” của thành phố Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng” (Impactful Digital & Inno-tech) ghi nhận nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV -Vừa qua, xã Khánh Dương (huyện Yên Mô) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

LNV - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển du lịch, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống vùng hồ Thác Bà (Yên Bái) không chỉ là việc làm cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

LNV - Sáng 8-11, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

LNV - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

LNV - Một đề án đã đề ra mục tiêu thu hút được 120.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thu hút 3.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc, tham gia quản trị, nghiên cứu khoa học tại các trường nghề.
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

LNV - Mỗi miền quê trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta lại có những thứ đặc sản tạo nên hồn cốt riêng của địa phương đó mà nơi khác không có được. Hưng Yên quê tôi may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn, đặc biệt là trái nhãn lồng thơm ngọt nức tiếng một vùng xưa nay.
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

LNV - Tối ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân

LNV - Với sự đồng lòng, quyết tâm của cán bộ, nhân viên, trong thời gian qua, công tác y tế ở Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Các dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát tốt, an toàn thực phẩm được hạn chế, chất lượng khám bệnh và chữa bệnh được nâng cao nhờ triển khai đề án bệnh viện vệ tinh, khám chữa bệnh từ xa, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật…
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

LNV - Chúng tôi đặt chân đến Hải Vân Quan (nằm ở ranh giới Đà Nẵng và Huế) vào một buổi sáng tháng Tám, giữa cái nắng dìu dịu của miền Trung và những làn gió mát từ biển khơi thổi vào. Trên đỉnh đèo Hải Vân, khung cảnh rộng lớn trải dài, nơi những ngọn núi xanh ngắt như hòa vào bầu trời và biển cả. Trong không gian đó, Hải Vân Quan sừng sững, mang trong mình bề dày lịch sử và vẻ đẹp bất tận, như một bức tranh được tô điểm bởi thời gian và thiên nhiên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động