Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.

Hàng trăm sản phẩm OCOP

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, bằng các giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu linh hoạt, có thể nhận thấy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng mở rộng, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tác động tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh, đồng thời nâng cao vị thế của nông sản Bắc Giang trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh có 329 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, còn lại đạt từ 3 sao trở lên.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang.

Các sản phẩm được công nhận OCOP cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: Vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế, rượu Vân, cam Lục Ngạn...; có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm; nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như: VietGAP, Global GAP, HACCP...

Một số sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khó tính như: Sản phẩm của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) VIFOCO xuất sang thị trường Hàn Quốc; các sản phẩm của Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu xuất khẩu sang thị trường EU; các sản phẩm giấm của Công ty TNHH thương mại Ngân Giang Lục Ngạn xuất sang thị trường Trung Quốc, Cộng hòa Séc...; Bánh nông sản Bình Minh của HTX Bình Minh xuất sang thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt là các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa đã được xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản… Đây chính là động lực để cổ vũ, thúc đẩy các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP khác của tỉnh tiếp tục vươn xa ra thị trường trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Xác định rõ, Chương trình OCOP ngoài nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn còn góp phần xây dựng nông thôn giàu bản sắc văn hóa, môi trường xanh và phát triển bền vững nên những năm qua Bắc Giang đã lồng ghép, dành nguồn lực hỗ trợ người dân xây dựng, phát triển sản phẩm.

Sản phẩm mỳ gạo Chũ Hiền Phước (Lục Ngạn) đạt OCOP 3 sao.
Sản phẩm mỳ gạo Chũ Hiền Phước (Lục Ngạn) đạt OCOP 3 sao.

Để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, liên kết tiêu thụ, Bắc Giang quan tâm, chú trọng phê duyệt nhiều nội dung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Cụ thể như: Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018, Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 10/8/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, Liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020, Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030; đề án “Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025”...

Hiện nay các đề án đang được Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh, Sở Công Thương cùng các sở, ngành, UBND huyện, TP triển khai tích cực, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia các chuỗi liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu, vươn ra thế giới, trước hết cần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đây là yếu tố quyết định.

Cùng với đó, Sở Công Thương đang phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản vào hệ thống phân phối hiện đại, các chợ đầu mối nông sản; chủ động, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, các đại sứ, tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam ở các nước để tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường; phối hợp với cơ quan chức năng các tỉnh biên giới tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu; tăng cường mời gọi các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất quan tâm đổi mới đa dạng hóa mẫu mã, bao bì, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng tham gia tiêu thụ trong chuỗi cung ứng trong và ngoài nước.

Đi đôi với giải pháp trên là tăng cường tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản của tỉnh; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử; xây dựng các sản phẩm du lịch, các tour, tuyến du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái… để không chỉ giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh mà quảng bá tại chỗ, lan tỏa giá trị, chất lượng nông sản của tỉnh tới cộng đồng, du khách trong và ngoài nước; huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài.

Hải Vân

Tin liên quan

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi đã khiến nhiều chủ thể OCOP bị thiệt hại, trong đó HTX Nông nghiệp Sông Hồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, (Hà Nội) của ông Lê Văn Tám đã bị tổn thất nhiều hàng hóa và tài sản do nước sông Hồng dâng cao bất ngờ.
Khuyến công Bắc Giang: Hậu kiểm đánh giá hiệu quả đề án khuyến công của tỉnh

Khuyến công Bắc Giang: Hậu kiểm đánh giá hiệu quả đề án khuyến công của tỉnh

LNV - Tháng 7/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, tổ chức hậu kiểm, đánh giá hiệu quả của các đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn hỗ trợ từ năm 2021 đến năm 2023.
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.

Tin mới hơn

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.

Tin khác

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách tổ chức xếp hạng cho 16 sản phẩm tham gia chương “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

OVN – Sở Công thương vừa có Thông báo 3345/SCT-QLĐT&HTQT gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông tin về Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

LNV - Từ những nguyên liệu của thiên nhiên, dân tộc Dong ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã làm ra loại vải nhuộm tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế tạo nên phong cách thời trang đặc sắc.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Cùng với phát triển kinh tế, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là vấn đề được đặt ra trong suốt quá trình Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động