Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nuôi nai lấy nhung – Tiềm năng phát triển OCOP giúp thoát nghèo bền vững

LNV - Tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mô hình nuôi nai hươu lấy nhung (nhung nai) đang được chú trọng đầu tư, không giúp người lao động có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, mà dần trở thànhsản phẩm đặc trưng, có tiềm năng thực hiện Chương trình OCOP.

Ông Ba Long đang say sưa chăm sóc đàn nai

Bén duyên với nghề nuôi nai

Nhung nai được biết đến là loại dược phẩm quý theo tây y, y học cổ truyền Việt Nam: có tác dụng đào thải các chất độc tố, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, tạo điều kiện lưu thông huyết mạch để cơ thể dễ hấp thụ và chuyển hoá thức ăn.

Trong nhung nai chứa 27 khoáng chất tốt, giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, nhanh lành vết thương, ăn ngủ tốt, lợi niệu, dạ dày và ruột. Không chỉ vậy, nhung nai còn có khả năng hỗ trợ chuyển hoá Protit và Glucid, cung cấp canxi giúp trẻ còi xương và người già mau lành bệnh. Nhung nai có tác dụng sinh tinh, bổ tuỷ chữa các chứng hư tổn cơ thể di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu. Giúp khoẻ gân cốt, ích huy, tăng tuổi thọ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp và tai biến.

Ông Lâm Quang Long, chủ trại nuôi nai Ba Long thuộc ấp Bình Tiến, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, vốn trước đây ông Long làm nghề thợ mộc nhưng do quá trình dài lao động mưu sinh cơ thể ông dần bị suy nhược, thương cha mình cực khổ nên người con trai của ông đã mua biếu một ít nhung nai bồi bổ sức khỏe. Sau thời gian sử dụng loại dược phẩm trên, ông Long thấy sức khỏe được cải thiện nhiều, cơ thể khôi phục lại sự khỏe mạnh. Nhận thấy tác dụng tuyệt vời từ nhung nai ông Long đã nảy sinh ý định tìm kiếm nguồn giống nuôi nai lấy nhung.


Ông Ba Long đang trao đổi về hành trình khởi nghiệp của mình


Ông bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về kỹ thuật nuôi nai qua mạng internet, sách, báo và đi tham quan thực tế các hộ nuôi nai ở khắp tỉnh thành như: Nghệ An, Quảng Bình,… Biết ở đâu có người nuôi nai, ông đều tìm đến học hỏi cách chọn nguồn giống tốt, kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc con nai. Thông qua những chia sẻ về thành công cũng như thất bại của những hộ nuôi nai từng trải qua, ông Long rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

Đến năm 2013, ông Long bắt đầu hành trình khởi nghiệp, thành lập hộ hộ gia đình nuôi nai lấy nhung Ba Long với số vốn 200 triệu đồng gom góp từ gia đình và vay người thân. Lần đầu tiên, ông thử nghiệm mua 5 con nai từ xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc về nuôi nhưng do con giống không đạt chất lượng, sau 1 năm nuôi nai chỉ cho khoảng 5 - 7 lạng nhung/con. Thấy không hiệu quả, ông Long quyết định bán số nai trên để thay bằng đàn nai mới với 4 con đực, 2 con cái chất lượng tốt hơn.

Trải qua thời gian dài chăm sóc và nhiều lần thất bại, hiện nay đàn nai của gia đình ông Long đã có tới 16 con đực đang cho nhung và 3 con nai cái sinh sản. Trung bình mỗi con nai đực cho khoảng 3kg nhung nai/năm, có con đạt đến 5kg nhung/năm. Tổng sản lượng thu hoạch mỗi năm trên 40kg nhung với giá bán dao động từ 14 triệu đồng/kg nhung đã sơ chế. Trừ hết chi phí chăm sóc, chăn nuôi, hộ gia đình nuôi nai Ba Long đem về thu nhập trên 300 triệu/năm.

Gần 10 năm hoạt động, hiện nay cơ sở nuôi nai Ba Long đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc trên thị trường và có nhiều khách hàng tìm đến tham quan mua hàng. Những sản phẩm làm từ nhung nai cơ sở Ba Long gồm: Nhung nai ngâm mật ong, nhung nai ngâm rượu, nhung nai xay nhuyễn đóng thành từng bánh (dùng trực tiếp hoặc nấu cháo bồi bổ sức khoẻ). Trong đó, nổi tiếng nhất là sản phẩm nhung nai ngâm mật ong được chế biến bằng quy trình đặc biệt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để lấy nhung nai chất lượng nhất, người ta chọn cắt nhung vào khoảng nhung có 42 - 45 ngày. Sau khi rửa sạch nhung nai, chẻ từng miếng nhung, xếp vào trong bình ngâm cùng củ sâm (cân đối lượng nhung và một lượng sâm phù hợp), rồi đổ mật ong lên trên (thêm rượu nếu làm nhung nai ngâm rượu). Nhung nai ngâm mật ong càng lâu càng đạt hiệu quả bồi bổ sức khỏe càng tốt.
Tất cả các sản phẩm làm từ nhung nai của trại nai Ba Long đều được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, mã vạch, đủ điều kiện pháp lý để tham gia vào chương trình OCOP. Sản phẩm từ nhung nai của trại nai Ba Long khẳng định thương hiệu trong và ngoài tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giúp nhau thoát nghèo

Ông Long chia sẻ, chất lượng sản phẩm tại cơ sở nuôi nai Ba Long mang yếu tố độc quyền và đầy sự uy tín, vì thế có nhiều khách hàng khi sử dụng xong sản phẩm thấy cơ thể tốt hơn nên quay lại mua thêm nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ gia đình. Ông Long cũng cho biết thêm, “cầu vượt cung” số lượng nhung nai của trang trại ông sản xuất bao nhiêu thì khách hàng tiêu thụ hết bấy nhiêu, không đủ cung cấp cho thị trường. Nhờ vậy mà gia đình ông Long - một hộ cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Từ những thành công trên, ông Long bắt đầu có suy nghĩ hướng đến chia sẻ cùng cộng đồng, hỗ trợ các hộ nghèo vùng nông thôn thoát nghèo bằng nghề nuôi nai lấy nhung. Ông Long sẵn sàng chia sẻ rộng rãi mô hình kinh tế độc đáo ấy cho các hộ nuôi nai không chỉ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn ở bất cứ nơi đâu có nhu cầu. Không quản khổ cực, ông Long luôn tận tình hướng dẫn những hộ nuôi nai lấy nhung cách chăm sóc nai đạt hiệu quả tốt nhất, tránh thấp nhất nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Với sự nhiệt huyết, tư vấn tận tình theo đúng kỹ thuật: từ khâu chọn con giống chất lượng đến kỹ thuật chăm sóc an toàn của ông Long, đến nay đã có 7 hộ gia đình tại địa phương đầu tư nuôi nai lấy nhung thành công.


Một số sản phẩm làm từ nhung nai


Thành công như thế, song ông Long vẫn còn nhiều nỗi lo toan, trong số đó có niềm trăn trở về việc cần Sở, ban, ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ, đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết khó khăn ban đầu và phát triển nghề nuôi nai lấy nhung tại địa phương. Đây không chỉ là công việc sản xuất loại dược phẩm tốt cho sức khỏe người dân mà còn là mô hình chăn nuôi mang giá trị kinh tế cao, tạo động lực xóa đói giảm nghèo trên địa bàn và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vững mạnh.

Đặc biệt, có thể thấy các sản phẩm từ nhung nai tại cơ sở nuôi nai Ba Long mang nhiều tiềm năng phát triển trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trung vùng. Khi được đầu tư sản xuất đúng cách sẽ đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, góp phần vào thực hiện thắng lợi Chương trình OCOP, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thuỳ Dung



Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Tương Dương (Nghệ An): Phát triển sản phẩm OCOP dựa vào thế mạnh địa phương

Huyện Tương Dương (Nghệ An): Phát triển sản phẩm OCOP dựa vào thế mạnh địa phương

LNV - Phát triển sản phẩm OCOP tại Tương Dương những năm qua, đã góp phần phát huy thế mạnh của địa phương, nâng tầm sản vật miền núi. Tuy nhiên, để phát triển sản phẩm OCOP ở Tương Dương, vẫn còn những khó khăn...
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Quảng Ninh: Vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh, giới thiệu việc làm, phát triển kinh tế gia đình... luôn là những nhiệm vụ trọng tâm được Hội LHPN huyện Đầm Hà quan tâm, chú trọng. Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ này, Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện đã chủ động phát huy vai trò của hội viên trong tham gia chương trình OCOP và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách

Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách

OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...
Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

OVN - Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).
Thanh Hoá: Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với nhiều sản vật hấp dẫn

Thanh Hoá: Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với nhiều sản vật hấp dẫn

OVN - Tối 21/7, tại quảng trường biển TP Sầm Sơn đã diễn ra Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.

Tin khác

Hội nghị Kết nối, quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc trưng của địa phương

Hội nghị Kết nối, quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc trưng của địa phương

LNV - Ngày 11/7, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Liên minh HTX các tỉnh: Hà Tĩnh, An Giang tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc trưng, tiêu biểu và xúc tiến thương mại cho các HTX năm 2024.
Quảng Ngãi: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn

Quảng Ngãi: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn

LNV - Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng gần 1.500 ha, sản lượng đạt trên 24.000 tấn, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Rau ăn lá An Hòa - sản phẩm OCOP 4 sao

Rau ăn lá An Hòa - sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Chị Trần Thị Thanh - chủ thể bộ sản phẩm OCOP 4 sao rau ăn lá An Hòa (thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm) đạt thành công trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại rau an toàn.
Xây dựng thương hiệu chè Tô Múa thành sản phẩm OCOP

Xây dựng thương hiệu chè Tô Múa thành sản phẩm OCOP

LNV - Chè shan tuyết ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, từ lâu đã nổi tiếng bởi đượm vị, nước chè vàng sánh, có mùi thơm đặc trưng. Trong quá trình phát triển, cây chè Tô Múa được người sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong các khâu trồng, chăm bón và thu hái, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Sắc Sen Tây Hồ - Tôn vinh nét đẹp văn hóa của Thăng Long - Hà Nội

Sắc Sen Tây Hồ - Tôn vinh nét đẹp văn hóa của Thăng Long - Hà Nội

OVN - Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Hà Nội), UBND quận Tây Hồ phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, Báo Hà Nội mới, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024.
Mạch nha Thi Phổ

Mạch nha Thi Phổ

LNV - Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là “mạch nha Thi Phổ”:
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP

LNV - UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch tổ chức Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” từ ngày 9 đến 11/8/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai

LNV - Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà ở khác biệt. Tuy vậy, điểm chung của các tộc người là đều gìn giữ nếp nhà như gìn giữ hồn cốt của dân tộc mình. Bởi không đơn thuần là nơi ăn ở, sinh hoạt, nhà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh độc đáo thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào đã được truyền thụ từ đời này sang đời khác.
Phát huy giá trị văn hoá, tinh thần sen Tây Hồ

Phát huy giá trị văn hoá, tinh thần sen Tây Hồ

LNV - Với trí tuệ, bàn tay tài khéo của các nghệ nhân, doanh nhân, cây sen đã trở thành nguyên liệu chính để làm nên nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày của người Việt, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng; được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP

Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP

OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Hà Tĩnh: Xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP

Hà Tĩnh: Xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ tích cực tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến quảng bá do các sở, ban, ngành tổ chức, nhiều sản phẩm OCOP Hà Tĩnh ngày càng nâng cao thương hiệu, chất lượng, mở rộng thị trường.
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Sản phẩm OCOP thu hút du khách đến Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

Sản phẩm OCOP thu hút du khách đến Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

LNV - Du khách trong và ngoài tỉnh Phú Yên đến với Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024, không chỉ thưởng thức những món ăn đặc sản của các vùng miền mà còn tham quan, mua sắm, thưởng lãm các sản phẩm OCOP của 27 tỉnh/thành phố trong cả nước.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động