An Giang: Tung lò mò – Nét ẩm thực hấp dẫn của người Chăm
Cơ sở sản xuất kinh doanh lạp xưởng bò Anas
Đặc sắc lạp xưởng bò ở An Giang
Anh Hứa Hoàng Vũ (tên tiếng Chăm là Salếch) chủ cơ sở sản xuất kinh doanh lạp xưởng bò Anas (Tổ 7, ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX Tân Châu, tỉnh An Giang) cho biết: “Trong tiếng Chăm, "tung" là ruột, còn "lò mò" là thịt (thịt bò), món tung lò mò đơn giản là thịt bò dồn vào ruột bò, hay còn gọi là lạp xưởng bò”.Để làm món lạp xưởng bò, người Chăm phải sử dụng ruột bò (hoặc tàu hủ ky) bao bên ngoài, bên trong dồn thịt bò đã xay nhuyễn trộn với gia vị như tiêu, tỏi và một ít nguyên liệu bí truyền của người Chăm. Ngày xưa, người Chăm theo đạo Islam chỉ chế biến món “Tung lò mò” để dùng trong tháng chay Ramadan. Sau này, nhận biết đó là món ăn đặc sắc, nên một số bà con người Chăm đã sản xuất và cung ứng ra thị trường thức ăn đặc sản này.
Quy trình sản xuất “Tung lò mò”
Theo kinh nghiệm của người Chăm, để món lạp xưởng bò ngon thì phải lấy nguyên liệu từ thịt đùi hoặc thịt nạc lóc từ xương. lạp xưởng bò được làm theo tỷ lệ khoảng 8 phần nạc và 2 phần mỡ bò trộn đều với một ít gia vị như muối, đường, bột ngọt, tiêu. Sau khi hoàn thành công đoạn sơ chế, tất cả thịt bò ướp gia vị sẽ được dồn vào ruột bò (hoặc tàu hũ ky), thắt từng khúc. Trước khi đem phơi, phải dùng vật nhọn nhỏ đâm thủng các tung lò mò đã nhồi thịt để rỉ nước ra ngoài cho mau khô. Phơi món lạp xưởng bò chỉ phơi trong nắng sớm rồi lại đem vào nhà bảo quản trong ngăn lạnh.
Món ăn này có thể nướng hoặc chiên, ăn kèm với rau sống, tương ớt. Khi lạp xưởng bò được nướng chín sẽ chảy mỡ và rất thơm, chấm với tương ớt, tạo nên vị ngọt bùi của thịt mỡ cùng vị thơm cay của gia vị đặc trưng. Hương vị thơm ngon đặc trưng này đã thu hút số lượng lớn thực khách đến thưởng thức món ăn này.
Món ăn đặc sản vùng miền
Món lạp xưởng bò là món ăn truyền thống của người Chăm theo đạo Islam, đã có lịch sử hình thành hàng trăm năm. Vì để bảo quản được thịt lâu hơn nên bà con đã nghĩ ra cách băm thịt nhỏ ra, tẩm ướp thêm gia vị rồi dồn trở vô ruột bò, đem treo đầu bếp để ăn dần. Nhiều người thấy món lạp xưởng bò ngon, thú vị nên đã học cách làm, nhân rộng thành món ăn truyền thống của người Chăm.
Quy trình sản xuất “Tung lò mò”
“Tung lò mò” là món ăn gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Chăm Islam, vì người Chăm không ăn thịt heo nên lạp xưởng bò của họ chỉ được làm từ thịt bò. Không những thế, thịt bò để làm nên món “Tung lò mò” phải là bò do người trong đạo giết mổ, không mua thịt bò bên ngoài về làm.
Con bò được giết mổ phải là bò mạnh khoẻ, được người trong đạo Islam giết mổ theo đúng quy trình Halal. Lấy thịt bò nóng đưa ngay vào chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, trên mỗi bao bì sản phẩm lạp xưởng bò của cơ sở Anas đều có dấu chứng nhận Halal.
“Tung lò mò” được chứng nhận Halal và chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Với chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và chứng nhận Halal, sản phẩm lạp xưởng bò Anas có nhiều triển vọng mở rộng thị trường không chỉ các địa phương trong nước, mà có thể vươn xa đến các thị trường ở vùng Đông Nam Á hay Trung Đông, nơi có nhiều người theo đạo Islam sinh sống.
Đây là món ăn tạo nên nét đặc trưng của văn hóa vùng miền, gắn liền với đời sống tín ngưỡng. Do đó, đồng bào người Chăm luôn muốn giữ gìn và phổ biến “Tung lò mò” đến với nhiều người. Họ không muốn món ăn đại diện cho nền văn hóa của đồng bào mình bị biến chất, vì vậy họ đã tự sản xuất để gìn giữ văn hóa ẩm thực truyền thống. Từ đó, lạp xưởng bò sẽ tồn tại đúng nghĩa là “món ăn đặc sản” của đồng bào Chăm Islam.
Bài và ảnh: H’ ĐIÊL ADRƠNG
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân