Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Yên Bái đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh chè hướng tới xuất khẩu

LNV - Mục tiêu trong năm 2022 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.


Thu hái chè bằng máy. (Ảnh: T.L)


Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, với diện tích chè nguyên liệu 123.400 ha, trên 500 cơ sở sản xuất, chế biến chè, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm. Năm 2021, cả nước sản xuất 180.000 tấn chè các loại; trong đó, xuất khẩu trên 126.000 tấn, giá trị đạt trên 213 triệu USD. Chè đen và chè xanh là 2 chủng loại xuất khẩu chính, chiếm 91,7% về số lượng và chiếm 90,2% về giá trị trong tổng xuất khẩu chè các loại của Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất khẩu tiểu ngạch được trên 15.000 tấn, doanh thu đạt 26 triệu USD; nội tiêu 45.000 tấn, giá 150.000 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê, hết năm 2021, Yên Bái có 7.436 ha chè, giảm 2.220 ha so với năm 2016; trong đó, có 6.989 ha cho sản phẩm, còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cơ cấu giống chè trung du chiếm 1.093,6 ha; chè lai LDP1, LDP2 3.696,6 ha; chè Shan 2.175,9 ha; các giống chè nhập nội có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan gồm: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên là 469,9 ha.

Năng suất chè có sự biến động rất lớn theo từng khu vực sản xuất và mức độ đầu tư thâm canh; trong đó, đối với những diện tích đầu tư thâm canh cao, ổn định, năng suất chè vẫn đạt 20 - 25 tấn/năm. Hoặc như vùng chè Nghĩa Lộ, với những diện tích chè được quản lý của doanh nghiệp hoặc mới được trồng thay thế giống, năng suất bình quân đạt 12 - 15 tấn, diện tích chè Shan vùng cao các xã: Nậm Búng, Gia Hội của huyện Văn Chấn, năng suất bình quân đạt 8 - 10 tấn/ha.

Ngược lại, đối với những diện tích kém đầu tư chăm sóc và đã trồng xen các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên nương chè thì năng suất rất thấp, chỉ đạt 2 - 3 tấn/ha theo hình thức tận thu và diện tích này hiện chiếm khoảng 20% diện tích chè toàn tỉnh.

Một số địa phương có năng suất chè cao hơn năng suất chè bình quân của tỉnh như: thị xã Nghĩa Lộ 172,85 tạ/ha, Văn Chấn 105,17 tạ/ha, Yên Bình 98,96 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi của tỉnh thu hái đạt 68.645 tấn; giá trị sản phẩm chè búp tươi ước đạt trên 300 tỷ đồng chè trung du giá trung bình 2.800 - 3.000 đồng/kg búp tươi; chè lai LDP1, LDP2 đạt 3.000 - 4.000 đồng/kg; chè Shan cành mật độ cao giá 6.500 - 8.000 đồng/kg; chè nhập nội giá trung bình 15.000 - 18.000 đồng/kg; chè Shan cổ thụ giá trung bình 22.000 - 25.000 đồng/kg hoặc chè Shan búp chất lượng cao 1 tôm + 1 lá có giá tới 60.000 đồng/kg.

Trong tiêu thụ sản phẩm, mặc dù chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực của tỉnh, doanh nghiệp và nông dân nên cơ bản tiêu thụ hết sản phẩm.

Thực tế cho thấy, nguồn cung sản phẩm chè trên thế giới đang bị thiếu hụt nên đây là thời điểm thuận lợi để sản phẩm chè Việt Nam, trong đó có sản phẩm chè Yên Bái tham gia thị trường tiêu thụ thuận lợi.

Mục tiêu trong năm 2022 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Sắp xếp các cơ sở chế biến, đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè.

Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển chè vùng thấp, chính sách hỗ trợ phát triển chè vùng cao được quy định tại Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, ổn định diện tích chè khoảng 7.400 ha, phấn đấu năng suất đạt 98 - 100 tạ/ha, sản lượng đạt 68.000 tấn.

Để đạt mục tiêu, các huyện, thị xã, thành phố cần điều tra đánh giá lại diện tích chè hiện có; từ đó, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với quy hoạch sản xuất, chế biến chè trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng mới, trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống tiến bộ, kỹ thuật có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hình thành các vùng nguyên liệu tập trung tại các địa phương và liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trên địa bàn.

Việc tổ chức trồng cải tạo, chuyển đổi giống, cần được quy hoạch thành các vùng tập trung. Ưu tiên sử dụng các giống chè để chế biến chè xanh chất lượng cao, phù hợp với địa phương như: chè Shan, Bát Tiên, Kim Tuyên, LDP1, LDP2 hoặc các giống tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với nhu cầu thị trường.

Tổ chức hướng dẫn, tập huấn nâng cao kiến thức cho người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi. Trong đó, cần tập trung theo 3 loại hình sản xuất với nhóm sản phẩm cụ thể: các kỹ thuật và mức đầu tư thâm canh có áp dụng cơ giới hóa đối với các vùng sản xuất nguyên liệu; các kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đối với sản xuất chè xanh nội tiêu theo quy mô nông hộ; các kỹ thuật, đầu tư thâm canh đối với diện tích chè Shan vùng cao.

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả trong thâm canh như: đốn, hái đúng thời vụ, tủ gốc giữ ẩm, trồng cây che bóng và tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh cho cây chè; tăng cường khuyến khích các hộ trồng chè liên kết thành các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các chứng nhận nông nghiệp khác và ký hợp đồng liên kết với các cơ sở chế biến.

Các doanh nghiệp chế biến tiếp tục cải tạo, nâng cấp, đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-07: 2009/BNNPTNT) nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký hợp chuẩn hợp quy, có bao bì nhãn mác phù hợp, có tài liệu để phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong phát triển, sự năng động sáng tạo, sự liên doanh liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và nông dân, sản xuất, kinh doanh chè của tỉnh năm 2022 chắc chắn sẽ giành thắng lợi.

Bài, ảnh: Thanh Phúc

Giá bán các sản phẩm chè của Yên Bái hiện tại:
Chè đen trung bình từ 24.000 - 25.000 đồng/kg (cao nhất 40.000-45.000 đồng/kg); chè đen sơ chế từ 16.000 - 18.000 đồng/kg; chè xanh từ 50.000-80.000 đồng/kg; chè nhập nội 150.000 - 250.000 đồng/kg; chè Suối Giàng 300.000 - 800.000 đồng/kg và loại đặc biệt 1.200.000 - 1.500.000 đồng/kg…

Tin liên quan

Tin mới hơn

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

LNV - Nói đến anh Nguyễn Văn Bính (SN 1996) thợ sửa chữa xe máy ở khu 3 Đào Xá, Phú Thọ, thì người dân các xã ven Sông Đà khu vực các xã Đào Xá, Thanh Thủy, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và các xã Vật Lại, Cổ Đô của TP Hà Nội có nhiều người biết đến.
Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại, những làng nghề truyền thống như Trát Cầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (nay là xã Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được bản sắc riêng với đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.

Tin khác

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động