Yên Bái: Cây dó bầu - góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ông Ninh Trung Thịnh ở thôn Yên Dũng I, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điều ông Thịnh không ngờ cây dó bầu lại phù hợp đất Văn Yên, cây lớn nhanh, trồng 6 năm đã có đường kính gốc 15 - 20cm, khi đó bắt đầu tạo trầm bằng cách khoan vào thân cây rồi dùng chế phẩm sinh học bôi vào các lỗ khoan. Sau 2 năm thì khai thác, mỗi cây thu khoảng 1kg trầm tươi, giá trầm khô trên dưới 10 - 15 triệu/kg.
Cây dó bầu mà sản phẩm của nó là trầm hương và kỳ nam đã có lịch sử rất lâu đời. Từ xa xưa, trầm hương Khánh Hòa nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Tuy nhiên, qua thời gian khai thác, hiện nay trầm hương ở Khánh Hòa hầu như không còn. Các đề tài nhân giống phát triển giống cây dó bầu thực hiện đã đạt được kết quả tốt đem lại thu nhập cho một số hộ nông dân và chủ trang trại ở các địa phương.
Cây dó bầu được trồng quanh nơi gia đình sinh sống
Không phải cây dó bầu nào cũng có thể sinh ra Trầm, đôi khi cả 1000 cây dó mới cho ra 1 cây tích trầm. Vì vậy mà loại gỗ này đã quý lại càng khan hiếm hơn bao giờ hết. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh. Đây cũng chính là cách mà các phu trầm dùng để nhận biết gỗ trầm hương, chất lượng của gỗ trầm hương bị ảnh hưởng bởi loại trầm, vị trí địa lý, cành, thân và nguồn gốc rễ, khoảng thời gian kể từ khi nhiễm bệnh và các phương pháp thu hoạch, chế tác.
Trầm hương là một phần gỗ bên trong cây Dó bầu có chứa chất nhựa thơm được hình thành khi cây bị nhiễm một loại nấm mốc, bởi việc bị phá hoại bởi các tác nhân bên ngoài. Trước khi bị nhiễm bệnh, tâm gỗ không mùi và có màu nhạt. Tuy nhiên, khi quá trình lây nhiễm tiến triển, cây tiết ra một loại nhựa thơm sẫm để kháng cự sự tấn công này. Qua hàng chục năm, chất nhựa này ăn sâu vào tâm gỗ tạo ra trầm hương.
Mặc dù độ khan hiếm không như Kỳ nam nhưng hiện nay để tìm thấy trầm cũng được cho là cực kỳ khó khăn bởi việc phải lặn lội trong các cánh rừng sâu hàng chục ngày là việc rất nguy hiểm và gian nan. Nếu như Kỳ nam cực kỳ đắt đỏ, gần như tuyệt chủng thì trầm hương tự nhiên hay còn gọi là trầm núi, còn khá nhiều ngoài thị trường và giá cả cũng dễ được chấp nhận. Giá của chúng có thể dao động từ vài triệu cho đến vài
trăm triệu tùy loại.
Hiện nay, trầm hương nhân tạo ở ngoài thị trường có 2 loại phổ biến nhất là trầm sánh chìm và Trầm ép dầu.
Trầm sánh được tạo nên từ các lớp vỏ mỏng của cây dó bầu có ăn trầm, vì không thể khai thác dưới dạng khối gỗ nên người ta phải cắt thành từng lớp mỏng chồng lên nhau, các lớp này được gọi là sánh. Sau đó dùng 1 một loại keo đặc biệt để ép chúng lại thành một khối phôi vuông vứt nhằm để tiện thành các sản phẩm khác nhau. Trầm sánh thường chìm dưới nước nên hay gọi là trầm sánh chìm có rất ít các sản phẩm làm từ chất liệu này.
Trầm ép dầu, một trong các loại có giá trị thấp nhất và có thể được xem như là hàng giả là trầm ép dầu. Tức là tinh dầu sẽ được ép nhân tạo vào thân gỗ, khiến cho thân gỗ có mùi tựa như trầm thật. Người ta sẽ dùng thân cây dó bầu tiện thành các loại hạt, sau đó đun sôi trong nồi áp suất cùng tinh dầu trầm, để mùi thơm cũng như tinh dầu có thể thấm vào trong từng hạt gỗ này.
Cây dó bầu trưởng thành sau khoảng 10 năm bắt đầu cho khai thác. Những cây tự thân có lỗ sần do sâu hay nấm... thường sẽ được giữ lại vì có khả năng tạo trầm (gọi là trầm hình thành tự nhiên). Đối với những cây không có lỗ, con người sẽ khoan lỗ trên nó, sau đó bôi dầu để tạo chất kích thích giúp cây tạo dầu (gọi là gỗ trầm nhân tạo). Trầm nhân tạo có thể thu hoạch sau khoảng 2-5 năm. Với tuổi thọ hàng ngàn năm, cây dó tạo trầm hương được coi là loại quý hiếm nhất hiện nay.
Xây dựng mô hình trồng cây dó bầu theo hướng trồng xen, trồng hỗn giao trong vườn nhà, vườn rừng của nhân dân là mô hình có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu, đồng thời đảm bảo cho việc quản lý, bảo vệ sau khi cấy tạo trầm. Việc đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng cây dó bầu không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống và làm giàu trên mảnh vườn của mình.
Bài và ảnh Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Bái: Mô hình nuôi vỗ béo bò và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học
14:34 | 06/12/2023 Khuyến nông

Nuôi vịt thương phẩm - Mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao
11:10 | 05/12/2023 Khuyến nông

Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
11:40 | 30/11/2023 Khuyến nông

Hải Phòng: Mô hình Lính ruồi đen - Thực phẩm sạch góp phần bảo vệ môi trường
09:52 | 30/11/2023 Khuyến nông

Khuyến nông cộng đồng hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững
10:19 | 28/11/2023 Khuyến nông

Khai mạc hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023
21:51 | 24/11/2023 Khuyến nông
Tin khác

Hà Nội: Phát triển, nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả
09:23 | 22/11/2023 Khuyến nông

Thanh Hóa: Chi hơn 13,5 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến nông
09:59 | 14/11/2023 Khuyến nông

Thanh Hóa: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2023
22:21 | 09/11/2023 Khuyến nông

Quỹ Khuyến nông Hà Nội - điểm tựa cho nông dân
09:42 | 08/11/2023 Khuyến nông

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông, khuyến lâm ở Cao Bằng
14:06 | 01/11/2023 Khuyến nông

Hậu Giang: Mô hình nuôi dê sử dụng phụ phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
16:14 | 31/10/2023 Khuyến nông

Đắk Nông: Khai mạc Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên
13:08 | 27/10/2023 Khuyến nông

Hội Nông dân Quảng Ninh Tôn vinh 35 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023
09:23 | 26/10/2023 Khuyến nông

Thanh Hoá: Hiệu quả tích cực từ kết hợp mô hình nông nghiệp với du lịch sinh thái
08:52 | 17/10/2023 Khuyến nông

Vĩnh Phúc: Lan toả mạnh mẽ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
08:50 | 17/10/2023 Khuyến nông

Sông Mã tự tin tiêu thụ hơn 70 nghìn tấn nhãn
13:57 | 02/10/2023 Khuyến nông

Đan Phượng: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
16:08 | 29/09/2023 Khuyến nông

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng
08:07 | 28/09/2023 Khuyến nông

Hà Nội: 200 hộ nông dân, Hợp tác xã tham gia diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông”
09:00 | 15/09/2023 Khuyến nông

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










