Xuất hiện nhiều “mai trắng” nghìn đô đón Tết ở Nhật Tân
Mai trắng mang vẻ đẹp tôn quý
Ông Lan cho biết, loài mai trắng mang vẻ đẹp tôn quý, khuê các vốn được coi như biểu tượng của cốt cách quân tử, đạo đức con người. Từ xa xưa, ở Hà thành, thú chơi chi mai đã kén người chơi, vốn chỉ dành cho những người tỉ mẩn, thường là bậc cao niên, văn nghệ sĩ hay gia đình Hà Nội gốc.
“Được đánh giá đẹp bậc nhất trong “thập đại danh hoa”, nhưng chi mai khan hiếm, khó trồng và kén người chơi. Ở Nhật Tân hiện có không quá 10 người trồng loài hoa quý này. Những tưởng thời gian đã làm mai một thú chơi hoa cầu kỳ, đặc trưng văn hóa truyền thống. Nhưng 5 năm trở lại đây, rất nhiều người tìm đến với chi mai, dù chúng đắt đỏ, khan hiếm không đủ mà bán”, ông Lan chia sẻ.
Dịp Tết năm ngoái, vườn nhà ông Lan cung cấp ra thị trường 1.600 gốc chi mai. Năm nay, nguồn giống khan hiếm, thời tiết khắc nghiệt, ông chỉ “gột” được 300 gốc chi mai đẹp. Thời điểm này, giá bán giao động từ từ 1 triệu đồng đến cả nghìn đô la Mỹ (USD) nhưng hàng trăm gốc mai quý vườn nhà ông Lan đều đã có khách đặt hàng.
Khó tính như… chi mai
Ông Lan bật mí, chi mai là loài cây khó tính, dễ tạo thế hơn đào nhưng cực kỳ khó chăm sóc. Cây đẹp phải hội đủ các yếu tố như: Dáng thế chuẩn chỉ đúng theo những tích cổ, như trực huyền, trực phụ tử…cây có rễ đẹp, cổ kính, sắc hoa trắng muốt thanh tao.
Theo đó, để “gột” được một cây đẹp là quá trình công phu gian nan, cầu kỳ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ tính và kiên định. Mỗi gốc mai trắng từ khi trồng đến khi chơi được ít nhất phải có 4 năm tuổi. Trong đó, 3 năm dưới đất, 1 năm lên chậu.
Những bông hoa chào Xuân
Là giống cây ưa nước, lại đòi hỏi không được quá ẩm. Quá trình chăm sóc tỉ mỉ với hàng chục công đoạn kỹ thuật. Có những bí quyết sống còn trong việc tạo thế, “hãm” cây ra hoa đúng vụ như: Không để dăm cây quá dài, dài quá cây phá thế, người trồng kinh nghiệm không để cây tốt lá, tốt cành, mỗi khi thời tiết thay đổi đều phải theo dõi sát sao, có kỹ thuật bón phân, ủ gốc chuyên biệt khi cần “hãm” thì “hãm”, lúc phải “thúc” thì “thúc” cho cây bung hoa đúng vụ Tết. Người trồng chi cai không điều khiển được sinh trưởng của cây theo ý muốn thì cầm chắc thất bại.
“Nghệ nhân” Đỗ Văn Lan kể, kỹ thuật trồng chi mai ngày xưa phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, phải 4 năm có năm nhuận mới già hóa được cây mai cho hoa đúng Tết. Ngày nay, nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, người trồng có thể già hóa, điều chỉnh sinh trưởng của cây theo ý muốn dễ dàng hơn. Dù thế, mức độ quý hiếm, giá trị của loài chi mai vẫn không đổi. Những gốc mai trắng trên chục năm tuổi ở Nhật Tân đều có giá hàng nghìn USD. Mua đứt là vậy, giá thuê chơi Tết cũng phải bằng 2/3 giá trị của cây mới thuê được.
“Chi mai đắt đỏ một phần bởi giống cây khan hiếm, kỹ thuật trồng công phu tốn kém, nhưng hơn hết giá trị bởi mang trên mình vẻ đẹp tao nhã, lúc như quân tử, khi tha thướt mảnh mai như thiếu nữ nao lòng bao “mặc khách tao nhân”. Đại thi hào Nguyễn Du từng ca ngợi vẻ đẹp của chi mai: “Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Tôi kể câu chuyện vui thế này, từng có hai anh em ruột đưa nhau đến mua mai nhưng rồi họ vặc nhau chỉ vì cả hai đều “mê” chung một cây. Điều đó minh chứng cho sức hấp dẫn của loài hoa thanh khiết”.
Anh Trần Tiến Dũng (chủ nhà vườn Dũng Ngà ở Nhật Tân) cũng trồng chi mai cho biết, lượng khách chuộng mai trắng ngày càng nhiều. Nhiều gia đình ở chung cư đã lựa chọn mai trắng bởi vẻ đẹp cao quý và tốn kém ít diện tích trưng bày. “Mỗi người một sở thích, nhưng quan trọng nhất cây mai trắng phải được cả nước hoa, nước nụ, bộ rễ đẹp”, anh Dũng nói.
Trần Dũng
Theo Dân việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông