Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
Hiện tại các làng nghề guốc mộc ở Bình Dương chỉ còn khoảng 20 cơ sở, tập trung ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một và phường Bình Nhâm, thành phố Thuận An.
![]() |
Đế guốc được phơi khô |
Từ những năm 1900, guốc mộc trở thành món “thời trang” bình dân đại chúng, từ nam phụ, lão ấu đều có thể mang guốc mộc. Tiếng guốc khua đầu ngõ báo hiệu nhà có khách hay người thân từ phương xa trở về. Thậm chí đối với nhiều phụ nữ, guốc mộc phải có tới tận 2-3 đôi, cái để mang đi chơi, cái để mang đi chợ...cũng là một cách để thể hiện sự “sang chảnh” theo quan niệm lúc bấy giờ.
Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,.. Nghệ nhân làm guốc để làm ra đôi guốc phải trải qua nhiều công đoạn: từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ; mài thô rồi định hình dạng của chiếc guốc; sau đó mài bóng, mài nhẵn và phun sơn; công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai hay sơn trang trí tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Để cho ra được hình hài của từng chiếc guốc, từng cái gót, người dân làng nghề mang chúng đi nung hút bớt nước trong thân gỗ để lúc ra thành phẩm đôi guốc sẽ nhẹ, người mang không cảm thấy nặng chân. Những chiếc lò sấy ở từng gia đình được đốt bằng củi khô và mạt cưa. Đợi thân guốc nguội, thợ chà láng sẽ giúp cho những dằm gỗ trên thân mất đi và công đoạn cuối cùng là sơn phết, đóng quai rồi ra thành phẩm hoàn chỉnh.
![]() |
Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với tâm huyết với nghề, một số cơ sở guốc ở Bình Dương vẫn quyết tâm gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.Dương vẫn quyết tâm gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này. |
Dần dà, khi có máy móc, những khâu cưa thân guốc, chà láng cũng được người thợ vận dụng để làm ra sản phẩm nhanh hơn.
Guốc có nhiều loại khác nhau như: Guốc mộc, guốc sơn, guốc vẽ khắc hoa văn. Dần dần với đòi hỏi từ khách hàng, các loại guốc ra đời ngày càng sáng tạo hơn, có sự kết hợp với các ngành nghề thủ công khác như: Nghề sơn màu, thêu tay, kết cườm tạo thành những đôi guốc có giá trị thẩm mỹ cao.
Nghề guốc truyền thống Bình Dương đã mang thương hiệu và văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Thời kỳ hung thịnh, sản phẩm guốc Bình Dương không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, trong khu vực mà còn xuất khẩu sang một số nước châu Á, nhiều nhất là Campuchia và Lào.
Đáng buồn rằng, làng nghề guốc mộc ở Bình Dương ngày nay không còn rộn ràng nhịp búa, nhịp gỗ của nghề guốc xưa bởi sự xuất hiện của giày da hiện đại. Như ở Bình Nhâm chỉ còn khoảng 10 gia đình sản xuất guốc mộc theo cách thủ công. Cả trăm gia đình khác đã bỏ nghề từ hơn chục năm nay. Guốc mộc hiện nay chỉ còn bán được cho những người già ở quê, khách du lịch sang Việt Nam muốn mua làm quà lưu niệm mang về nước, hoặc thi thoảng là những đạo cụ cho một buổi văn nghệ ca múa nhạc dân tộc.
![]() |
Những đôi guốc đẹp, đa dạng mẫu mã được bày bán được bày b |
Vì khó khăn trăm bề nên họ cũng không làm toàn bộ quy trình mà chỉ dừng lại ở khâu gia công phôi guốc, sau đó, đem đi bỏ cho các tiệm sơn khu chợ ở Thạnh Lộc – quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Rồi thương lái ở đây đến lấy hàng, đem về đóng quai và mang đi bán, khi thì ra chợ Bến Thành – khu trung tâm Sài Gòn cho khách du lịch, lúc lại đưa về làng quê hay vùng ngoại ô cho các bà các chị mua mang đi chợ.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển nghề làm guốc do thị hiếu và sức cạnh tranh của thị trường nhưng với tâm huyết với nghề, một số cơ sở guốc ở Bình Dương vẫn quyết tâm gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này. Nhờ đó, làng nghề không chỉ tạo điều kiện phát huy tiềm năng kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa mà còn trở thành một trong những địa điểm du lịch làng nghề thú vị của du khách khi đến Bình Dương.
Tin liên quan

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Tranh Hàng Trống từ truyền thống tới đương đại
21:06 | 20/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức