Xử lý nước và vệ sinh môi trường sau lũ lụt
Khi nước rút, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa, vệ sinh môi trường đẩy hết bùn đất, rác đọng ra khỏi gia đình, đường phố; Thu gom bùn đất, rác thải để xử lý tập trung; Khi nước rút hết, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa; Cần khai thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn xác súc vật chết và tẩy uế.
Xử lý xác súc vật chết
Ước lượng số lượng xác súc vật chết cần xử lý; Vị trí chôn lấp xác súc vật: tốt nhất ở ngoài đồng, cách xa các nguồn nước bề mặt ít nhất 50m; Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m. Chuyển toàn bộ xác súc vật vào hố và hớt một lớp đất khoảng 10cm chỗ xác súc vật chết và đổ vào hố; Đổ 2-3 kg vôi bột lên trên hoặc phun dung dịch cloramin B nồng độ cao rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn súc vật để tránh bị đào bới; Khử trùng nơi có xác súc vật: sau khi chuyển xác súc vật đi có vôi bột hay hóa chất khử trùng thì có thể tập trung rác vào chỗ đó và đốt; Hàng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn; Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ để làm chỗ trú ẩn cho muỗi; Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng nước (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, tránh ruồi và côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.
Cán bộ y tế khử trùng nước giếng.
Xử lý nước ăn uống
Giếng khơi: Dù trước khi bão lụt xảy ra, chúng ta đã dùng nylon và nắp bịt miệng giếng, tuy nhiên nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nylon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Quy trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1. Thau rửa giếng nước: Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng; Thảo bỏ nắp và nylon bịt giếng; Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành giếng cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành và nền giếng. Nếu giếng ngập lụt, nước đục, phải tiến hành thau vét giếng. Múc cạn nước và vét hết bùn cặn; Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trong trường hợp không thể thau vét được thì chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung; Nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: Múc vài chục lít nước lên bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước giếng xuống thấp mới tiến hành thau rửa; Trường hợp không có phèn chua để làm trong nước, làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20 – 30lít. Đục một lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25 – 30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử trùng.
Các giếng đã bị ngập lụt thì nhất thiết phải thau rửa và khử khuẩn mới được sử dụng. Khi có hàng loạt giếng bị ngập lụt, nhu cầu nước lớn mà không đủ lực lượng xử lý nước thì ở mỗi cụm dân cư chọn một vài giếng xử lý trước để lấy nước dùng ngay.
Mỗi trung tâm y tế dự phòng các tỉnh thường có bão lụt nên chuẩn bị ít nhất một máy phát điện nhỏ và một máy bơm nước để có thể mang đi xử lý một số giếng cho các cụm dân cư trong trường hợp cần thiết.
Bước 2. Làm trong nước giếng: Dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa 100g/1m3 nước.Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước rồi tưới đều lên thành giếng, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để yên 30 phút – 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử khuẩn.
Bước 3. Khử khuẩn giếng nước: Về nguyên tắc nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ clo dư là 0,5 – 1mg/L; Tính lượng cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3. Có thể dùng một số hóa chất khác như clorua vôi (13g/m3), canxi hypoclorit 70% (4g/m3); Múc một gàu nước, hòa lượng hóa chất nói trên vào nước. Lưu ý phải khuấy cho tan hết. Tưới đều gàu nước này vào giếng. Thả gàu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần; Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử khuẩn, sau đó để yên khoảng 30 phút là có thể dùng được. Nước đã khử khuẩn bằng cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống. Trong trường hợp không có hóa chất khử khuẩn, chỉ ăn và uống nước đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử khuẩn.
Giếng khoan: Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa, bỏ nước đi sau đó có thể dùng được.
Bài và ảnh: Ngọc Diệp
Tin liên quan
Tin mới hơn
Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường
HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ
09:33 | 27/09/2024 Môi trường
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường
Tin khác
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 Nông thôn mới
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công
09:58 Khuyến công
Quảng Bình: Thêm 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu
09:56 Khuyến công
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 Văn hóa - Xã hội