Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu tập thể
Nghề đan cót nan nơi đây, mặc dù là nghề phụ những lúc nông nhàn, nhưng lại cho thu nhập ổn định nên giúp người dân nơi đây có một cuộc sống khá giả. Khác với các làng nghề truyền thống khác, nghề cót nan không gây ô nhiễm môi trường, không có những chất thả thải độc hại ra môi trường sống. Mỗi hộ gia đình/cơ sở sản xuất đóng một vai trò khác nhau trong mắt xích làm nghề từ thu thập nguyên liệu như tre, nứa, giang, dùng… và xử lý cắt, xẻ để cho ra các thanh cót nan đến việc nhập các thanh cót nan về đan thành sản phẩm thô và xuất bán cho các nơi khác để hoàn thiện.
Một thuận lợi nữa đến từ kinh nghiệm làm cót nan lâu năm của người dân làng nghề cót nan Thế Trụ là chất lượng của sản phẩm. Theo đánh giá của người dân, cơ sở kinh doanh thì sản phẩm cót nan Thế Trụ có chất lượng thuộc top đầu hơn các sản phẩm cót nan khác trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc. Nghề đan nan cót đem lại thu nhập ổn định cho người dân nhờ tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hình ảnh từ buổi tập huấn Nhãn hiệu Tập thể
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn như nguồn nguyên liệu đầu vào và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế, ngành nghề này cần một nguồn nguyên liệu tre, nứa, giang, dùng… ổn định, lâu năm nhưng thực tế diện tích đất trồng nguyên liệu giảm mạnh, nguồn cung khan hiếm đẩy giá nguyên liệu tăng cao. Công việc đan cót nan lại chiếm nhiều thời gian, đơn đặt hàng không ổn định, sản phầm chưa có thương hiệu nên giá bán chưa cao. Người dân làng nghề hiện nay còn làm theo hướng thủ công, nhỏ lẻ chưa tập trung vào mẫu mã sản phẩm, chưa chú trọng tăng giá trị sản phẩm bán ra. Thực tế sản phẩm của các làng nghề đang bán ra với giá thành rất thấp cho các thương lái để họ kinh doanh với giá cao hơn hoặc gia công nhằm nâng cấp sản phẩm để tăng giá trị.
Nhiều người dân làm nghề cót nan Thế Trụ từ lâu đời vẫn bám trụ với nghề có mong muốn tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề. Người dân hy vọng được hỗ trợ về nguồn nguyên liệu và đầu ra sản phẩm ổn định hơn và có mong muốn phát triển theo hướng hàng thủ công mỹ nghệ tăng giá trị cho sản phẩm cót nan.
Người dân tại làng nghề đang tạo hình cho sản phẩm
Để từng bước tạo dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của các làng nghề, UBND Thành phố Hà Nội đã lựa chọn một trong các làng nghề để hỗ trợ thông qua Quyết định số 4298/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 về việc phê duyệt danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề. Về nhiệm vụ xây dựng “Làng nghề cót nan Thế Trụ” được thực hiện với sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, Chi cục phát triển Nông thôn Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương để thực hiện dự án Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề cót nan Thế Trụ”. Theo đó, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D là đơn vị được chọn thực hiện nội dung: Xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề cót nan Thế Trụ”.
Do đó, để phát triển bền vững cho làng nghề, cần hỗ trợ liên kết tiêu thụ và quảng bá sản phẩm “Làng nghề cót nan Thế Trụ” cũng như tiếp tục quan tâm, triển khai sâu rộng, thường xuyên các chính sách về vay vốn, đào tạo nghề, hướng tới việc phát triển, mở rộng những công xưởng đan nan cót có quy mô lớn hơn. Đó là cách tốt nhất để phát huy hiệu quả kinh tế của làng nghề truyền thống, thu hút lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
Thông qua các hoạt động của nhiệm vụ, chính quyền địa phương và người dân tại làng nghề đã thể hiện sự quan tâm, trăn trở, suy tư trong việc giữ gìn và phát triển làng nghề cót nan Thế Trụ, mà bước đầu tiên là xây dựng thương hiệu làng nghề. Đây sẽ là điều kiện cần thiết để địa phương phát triển bền vững các làng nghề truyền thống; Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm góp phần hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao, kết hợp với yếu tố văn hóa vùng miền, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bài, ảnh: Bảo Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân