Xã Phú Mỹ, tỉnh Kiên Giang: Làng nghề truyền thống đan cỏ bàng
Công việc đan lát từ cỏ bàng rất thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em bởi cần sự nhẹ nhàng, khéo léo và tinh tế của người đan. Các sản phẩm chủ yếu tại làng nghề gồm: Đệm, đồ gia dụng…thấm đẫm hồn quê chân chất. Bên cạnh làm những mặt hàng theo mẫu sẵn có, người thợ nơi đây còn tìm tòi nghiên cứu, cải tiến và thiết kế thêm nhiều sản phẩm với mẫu mã mới lạ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường như: Túi xách, mũ, thố đựng gia vị… Nếu có dịp đi qua vùng đồng quê mênh mông cỏ bàng, xa xa là thấp thoáng những mái nhà, sẽ thấy người dân ngồi cặm cụi đan lát cỏ bàng. Từng sợi cỏ bàng mộc mạc, đơn sơ qua đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người thợ dần trở thành những sản phẩm thủ công có đường nét hoa văn độc đáo và tinh xảo.
Đầu năm 2016, tỉnh Kiên Giang quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long. Người dân sau đó cũng được tập huấn kỹ năng quản lý đồng cỏ, phương pháp canh tác, thu hoạch, đan lát, tiếp thị và kinh doanh sản phẩm. Điều này giúp các hộ gia đình trong địa bàn xã tăng thêm thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Đến năm 2017, nhận thấy sản lượng lớn cây cỏ bàng có sẵn tại địa phương và tiềm năng phát triển, lợi thế từ nguồn nguyên liện thân thiện môi trường này, chính quyền xã Phú Mỹ đã thành lập Hợp tác xã cỏ bàng Phú Mỹ. Tạo điều kiện giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi, góp phần vào khẳng định hướng đi bền vững, giúp phục hồi nhiều diện tích cỏ bàng và nghề truyền thống của tỉnh. Năm 2018, làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Kiên Giang.
Vì có nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường nên những sản phẩm đan từ cỏ bàng rất được thị trường ưa chuộng, tập trung tại TP Hồ Chí Minh, Phú Quốc và một số điểm du lịch trong khu vực Nam bộ, đặc biệt là xuất khẩu đi các nước ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…. Tính đến đầu năm 2019, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ đã tạo điều kiện cho khoảng 200 lao động nhận việc làm các sản phẩm cỏ bàng, trong đó có 90% bà con người Khmer. Thu nhập bình quân ổn định cho mỗi người là 3 triệu đồng/tháng. Đồng thời, các sản phẩm cỏ bàng do bà con làm ra còn được Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đảm bảo đầu ra với tổng số lượng mặt hàng sản phẩm của làng nghề khoảng 200.000 sản phẩm/năm, đạt doanh thu từ 6 - 7 tỷ đồng.
Như vậy, để có nguồn nguyên liệu lớn duy trì sản xuất ổn định, HTX đã kết hợp cùng địa phương trồng và bảo tồn diện tích cỏ bàng có sẵn. HTX chú trọng đầu tư phân bón, hướng dẫn người dân cách chăm sóc thu hoạch đúng cách (nhổ cả cây chứ không cắt), hạn chế không cỏ bàng bị kiệt quệ. Bởi trước đây, Sếu đầu đỏ (loài chim đẹp, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ thế giới và Việt Nam) đã chọn nơi đây làm nơi trú ngụ nhưng do người dân khai thác quá tự do, tận diệt cỏ bàng, cây mai dương bắt đầu xâm lấn, diện tích cỏ bàng bị thu hẹp, làm biến đổi khí hậu, khiến loài Sếu sợ hãi bay đi. Nhờ sự hỗ trợ các dự án bảo tồn những khu vực đất ngập nước, người dân đã tạo ra môi trường thuận lợi cho cỏ bàng phát triển. Kết quả, HTX bảo vệ thành công được 1.200ha đồng cỏ, phục hồi gần 80ha và trồng mới 20ha cỏ bàng.
Hiện nay, bên cạnh việc thực hiện quản lý khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống bền vững, với nguồn cỏ bàng có sẵn, HTX Phú Mỹ đang tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất ống hút từ cỏ bàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Có thể thấy, sau khi được phục hồi bởi những chính sách khai thác, phát triển phù hợp của HTX, chính quyền địa phương cùng người dân, làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ đã và đang ngày càng phát triển. Góp phần to lớn trong việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giải quyết nguồn lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm thương hiệu dân tộc đến với mọi người và duy trì làng nghề truyền thống quê hương.
Bài, ảnh: Trà Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









