Xã Chiềng Châu (Hoà Bình): Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống trở thành nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Thái nơi đây. Thời gian nông nhàn, phụ nữ Thái lại cần mẫn bên khung cửu dệt ra những tấm thổ cẩm đầy màu sắc, hoa văn, mang đặc trưng dân tộc Thái. Đến các bản của xã Chiềng Châu, đâu đâu cũng nghe thấy âm thanh kẽo kẹt của khung cửi. Để phát triển nghề dệt thổ cẩm, xã Chiềng Châu đã thành lập 3 cơ sở dệt: Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa (cơ sở dệt truyền thống bằng tay và máy khâu công nghiệp), làng nghề dệt Thập Khanh và HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu.
Hiện nay, 3 cơ sở dệt của xã đều hoạt động có hiệu quả. Chúng tôi đến thăm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu do ông Mạc Văn Phang làm chủ nhiệm. HTX dệt Chiềng Châu được thành lập năm 2009 nhờ tổ chức Jica giúp đỡ máy móc và tập huấn các kỹ thuật thêu, may… Bên cạnh đó, còn là sự đam mê của người phụ nữ Thái với mong muốn giữ gìn nghề dệt truyền thống của xã Chiềng Châu. Chị Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt Chiềng Châu cho biết: Hiện nay, HTX hoạt động ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 21 lao động với thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của HTX chủ yếu là túi xách, ví, gấu bông, dép, vỏ gối, trong đó sản phẩm bán chạy nhất là túi và ví. Các sản phẩm của HTX được khách du lịch yêu thích, có mặt ở hầu hết các lễ hội, hội chợ, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, HTX còn khẳng định được chỗ đứng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh… Các thị trường này là khách hàng thường xuyên của HTX. Chúng tôi hướng tới đưa sản phẩm dệt thổ cẩm tới các thị trường lớn với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Đặc biệt, các sản phẩm phải làm từ chất liệu bông tự nhiên và dệt bằng tay.
Nhân viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu tỷ mỉ tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo.
Khách du lịch chắc chắn không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị bên khung cửu. Đi dọc bản Lác, dưới gầm sàn là hình ảnh người phụ nữ Thái miệt mài bên khung cửi dệt vải. Khách du lịch đến thăm quan, khám phá bản Lác lựa chọn những món quà thổ cẩm như khăn, túi, ví, quần áo… Có nhiều đồ vật để mua nhưng sản phẩm thổ cẩm là lựa chọn đầu tiên của khách du lịch.
Chị Hà Thị Thủy (bản Lác) chia sẻ: Gia đình tôi làm du lịch từ năm 2015. Bắt tay làm du lịch cộng đồng, gia đình tôi luôn ý thức được việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Homestay của tôi có 3 nhà sàn, dưới gầm sàn đều có 1 khung cửi hàng ngày dệt thổ cẩm. Các sản phẩm thổ cẩm của gia đình tôi chủ yếu phục vụ nhu cầu khách du lịch như túi, ví, bao đựng điện thoại, quần áo…
Ông Khà Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết: Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần giữ gìn biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Thái mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của xã và huyện Mai Châu. Để các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống vươn xa tới thị trường trong nước, quốc tế, xã Chiềng Châu cần phải phát huy có hiệu quả các cơ sở sản xuất thổ cẩm, các HTX dệt phải là «bà đỡ” đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm. Bên cạnh đó, cần gắn việc giữ gìn nghề dệt truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Chính sản phẩm thổ cẩm với chất lượng tốt, mẫu mã tinh tế, được du khách lựa chọn sẽ khẳng định giá trị và vị trí của dệt thổ cẩm với bạn bè quốc tế.
Ngày 28/5/2019 vừa qua, đại diện huyện Mai Châu đã trao quyết định công nhận làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu. Đồng thời, tặng giấy khen cho 18 cá nhân tiêu biểu trong phát triển dệt thổ cẩm tại địa phương.
Bài và ảnh Thu Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân