Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ
![]() |
Anh Lê Đình Quả (bên trái) đang chỉ dẫn về từng không gian, vị trí được quy hoạch để trồng rau, củ, quả trong trang trại |
Ước mơ về nền Nông nghiệp sạch
Chúng tôi ghé thăm trang trại An Nông ở xã Hòa Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong những ngày nắng đẹp. Ngay từ con đường lớn dẫn vào trang trại, không khí trong lành, hương thơm tự nhiên của cỏ cây hoa lá bao trùm, phảng phất. Trong khuôn viên trang trại hơn 2,8ha xanh mướt với đa dạng các loại rau củ quả trước đây là khu đất trồng cây cao su.
Hơn 8 năm trước, đang là thạc sĩ và kỹ sư nông nghiệp tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ trụ sở đóng tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, anh Lê Đình Quả (SN 1981) cùng vợ là chị Lê Thị Thanh Thủy (SN 1983), quyết định nghỉ việc về quê để theo đuổi ước mơ về một nền nông nghiệp xanh và sạch, hiện đã thu về kết quả tích cực.
“Chúng tôi làm trong viện nghiên cứu, giai đoạn làm liên quan đến cây rau, dần dần nhận thức được rõ tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với rau rất bức thiết khi tỉ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau của Việt Nam nhiều. Do đó tôi muốn làm cái gì đó có ý nghĩa thực tiễn hơn là nghiên cứu. Vì vậy, năm 2016 tôi quyết định nghỉ việc, vợ chồng cùng nhau ra quê làm rau theo hướng hữu cơ”, anh Lê Đình Quả nói.
![]() |
Rau xanh được trồng trong nhà lưới, nhà màng, tưới nước tự động và không sử dụng chất hóa học |
Từ đó, anh Lê Đình Quả thuyết phục vợ về xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch đi tìm mua đất đồi để khởi nghiệp. Sau đó, bán căn nhà ở Quy Nhơn được hơn 600 triệu đồng, vợ chồng về quê mua 2,8ha đất vùng đồi sâu trong thôn Kéc, xung quanh không có nhà dân, không cửa hàng. Đồng thời thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp An Nông.
Họ phải tự thiết kế hàng rào, đào mương, xây dựng hệ thống lọc nước, hệ thống điện, dựng nhà… ngày ngày cải tạo đất trồng, để ươm đủ thứ rau mầm, tối đến thì đi cạo mủ cây cao su, sáng sớm thì đi giao rau mầm cho các khách lẻ thân quen. Sau 3 tháng ươm trồng, lứa rau đầu tiên năm 2016 được một số điểm trường, khách hàng mới chấp nhận và ủng hộ, vợ chồng anh mừng ra nước mắt.
Ấy vậy nhưng chưa đâu vào đâu, mùa mưa bão năm 2017, số lượng cây cao su trong vườn đồi của anh bị thiên tai “đốn gãy”, rau màu cũng bị ảnh hưởng. Không nản chí, từ thời điểm đó đến năm 2019, anh Quả tiếp tục vay vốn, cải tạo đất trồng bằng phân thảo dược. Để mở rộng diện tích canh tác, anh chị tiếp tục đầu tư xây dựng hơn 20 khu nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới nước tự động. Quy hoạch rõ ràng trong từng không gian, vị trí để trồng hơn 40 loại rau củ quả, luân canh hàng năm.
Canh tác hữu cơ với ‘5 không’
Đến nay, trang trại của anh Quả đã phát triển với tổng diện tích hơn 25.000m2, sản xuất rau trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, an toàn và áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ.
Quy trình sản xuất được hình thành dựa trên 3 yếu tố chính là thuận tự nhiên, công nghệ và bản địa. An Nông tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu 5 không: không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và giống biến đổi gen.
Bên cạnh yếu tố thuận tự nhiên, anh Quả cũng áp dụng nhiều công nghệ nông nghiệp vào canh tác. Đầu tiên phải kể đến là công nghệ vi sinh. Phân bón hữu cơ được ủ thủ công từ dịch chuối, các vi sinh vật lợi khuẩn, phân chuồng, ủ mục tàn dư thực vật, rơm rạ và cỏ dại…
Ngoài ra, anh Quả sử dụng hệ thống tưới phun mưa tự động để tăng hiệu quả sử dụng nước và giảm công tưới. Với mô hình trồng rau hữu cơ, anh Quả cho biết, trang trại không phun thuốc bệnh, thuốc sâu, nếu sâu quá là bỏ, chỉ làm cỏ, luân canh, xen canh để đỡ sâu bọ.
![]() |
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm rau, quả được trồng hữu cơ vì đảm bảo chất lượng và sức khỏe |
Cô Nguyễn Thị Thu (55 tuổi), một người làm tại trang trại, tâm sự: “Các cô năm nay cũng nhiều tuổi rồi, xin việc làm bên ngoài cũng khó. Ở đây gần nhà, công việc nhẹ nhàng, phù hợp với các cô, mà cái quan trọng nhất là không tiếp xúc với hóa chất.”
Ông Phan Thanh Lâm - Chủ tịch UBND xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch cho biết, việc Hợp tác xã Nông nghiệp An Nông được thành lập và đi vào hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với mục tiêu hoàn thành xã nông thôn mới và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ứng dụng công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Đáp ứng nhu cầu thị trường
Hiện tại, hầu hết sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp An Nông đã được nhiều người biết đến, các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá ổn định. Mỗi ngày Hợp tác xã cung cấp từ hai đến bốn tấn rau xanh các loại cho hơn 15 trường mầm non trong khu vực, siêu thị Coop Mart và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch An Nông Farm, thu về từ 50 đến 100 triệu đồng. Trung bình sản lượng hằng năm đạt từ 60 - 80 tấn rau củ quả các loại, cho doanh thu đạt từ 1 đến 1,2 tỷ đồng/năm.
![]() |
Nhiều nông sản được chứng nhận OCOP, bày bán tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch An Nông Farm |
Nhiều sản phẩm của Hợp tác xã đã được UBND huyện Bố Trạch cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Với việc phát triển mô hình trang trại rau sạch hữu cơ, vợ chồng anh Lê Đình Quả không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho 25 lao động thường xuyên, thu nhập ổn định từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Hơn hết, anh Lê Đình Quả còn chuyển giao kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm trồng rau sạch cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài địa bàn. Anh chia sẻ: “Nhờ rau hữu cơ tôi có cơ hội giúp được nhiều bà con nghèo làm ăn ổn định. Mỗi một đối tượng, tôi đều tư vấn cho họ một hướng làm phù hợp. Người không có điều kiện đầu tư thì tôi tư vấn các cây trồng truyền thống; người có vốn, có dự án thì tôi giúp họ xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Tôi thấy cuộc sống thật sự ý nghĩa khi được giúp ích cho cộng đồng…”.
![]() |
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm rau, quả được trồng hữu cơ vì đảm bảo chất lượng và sức khỏe |
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Quả mong rằng sẽ có thêm nhiều cơ hội để được truyền lửa đam mê với nông nghiệp với các thế hệ trẻ hôm nay, để các bạn trẻ hiểu được nền nông nghiệp giàu truyền thống và phát triển đáng tự hào của Việt Nam.
Tin liên quan
Tin mới hơn

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"
13:36 | 16/04/2025 OCOP

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập
14:49 | 09/04/2025 OCOP

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
11:38 | 09/04/2025 OCOP

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
11:33 | 09/04/2025 OCOP

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP
Tin khác

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 | 24/03/2025 OCOP

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
00:00 | 24/03/2025 Tin tức

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP
11:19 | 28/02/2025 OCOP

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
10:55 | 25/02/2025 OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
10:17 | 24/02/2025 OCOP

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
21:06 | 20/02/2025 OCOP

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao
14:53 | 20/02/2025 OCOP

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân