Vĩnh Phúc: Thơm ngon bánh gạo rang Tiên Lữ
Bánh gạo rang Tiên Lữ
Dưới đôi bàn tay khéo léo của những người “thợ làng”, sự hòa quyện của mật mía, của vị gừng cay, của gạo nếp cái hoa vàng… đã làm nên món bánh gạo đặc biệt, mang hương vị của vùng đồng quê chiêm trũng như câu ca xưa vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay: “Bánh nẳng chợ Tràng, gạo rang Tiên Lữ”.
Từ xa xưa, bánh gạo rang đã có mặt ở các phiên chợ Đình Tiên Lữ (Lập Thạch), nhiều nhất là vào dịp lễ, Tết. Bánh được các bà, các chị mang đến chợ như một mặt hàng “của nhà làm được” để trao đổi, bán mua.
Ai còn tất bật cấy hái, ai còn bận bịu việc riêng, việc chung, chưa thể tự tay rang gạo làm bánh thì tiện đây, lựa mua những gói bánh gạo đã được đóng sẵn về làm quà cho gia đình, cho bạn bè, con cháu phương xa. Bởi với người làng Tiên, thiếu món bánh gạo rang là coi như thiếu đi một phần hương vị của Tết.
Công thức làm món bánh đặc biệt này được người làng Tiên lưu truyền nhiều đời cho con cháu. Không ai sinh ra ở làng Tiên, uống nước làng Tiên, lớn lên mà không biết làm bánh gạo, không biết đến món bánh gạo. Thậm chí cả những người “không dây mơ, rễ má” như là dâu, rể của làng, qua thời gian cũng biết tự tay làm ra những chiếc bánh gạo đậm vị truyền thống.
bánh gạo rang Tiên Lữ vẫn làm bằng phương pháp thủ công
Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp:
Trước kia là nếp cái hoa vàng hạt to, đều, đẹp, không gãy; mỡ lợn; mật mía; rượu; nước vôi trong; quả dành dành; cẵng trầu không; lá mảnh bát; củ dáy; củ gừng.
Cách làm bánh gạo rang:
Nấu cẵng trầu không, lá mảnh bát, củ dáy để lấy nước, pha thêm một ít rượu và nước vôi trong, trộn vào gạo nếp (đã vo, đãi sạch, để ráo nước), trộn sột sệt rồi để mươi phút, sau đó đổ vào nước dành dành, ngâm hai tiếng, vớt ra để ráo nước, trộn thêm một ít mỡ nước rồi đổ vào chõ.
Đồ đến khi xôi chín tới, dỡ ra nia, trộn với mỡ nước cho mỡ bám vào từng hạt xôi rồi tãi ra, gỡ từng hạt cho khỏi dính vào nhau.
Rải một mảnh ni lông, rải tiếp một bao tải sạch lên trên rồi lấy vật nặng nén xuống cho các hạt gạo bẹp ra. Ủ một đêm.
Sáng hôm sau đem rải ra nong (nia hay mẹt, tùy theo lượng gạo nhiều hay ít), lấy vồ nhỏ bằng gỗ hoặc vỏ chai rượu đã xoa mỡ đập đập cho các hạt gạo thêm bẹt và rời nhau. Công đoạn này mất 1 - 2 tiếng.
Sau đó đem phơi nắng, càng khô càng tốt; khi gạo khô, giòn, cắn chắt được là xong một công đoạn nữa. Lúc này hạt gạo có màu hoa thiên lý của nước dành dành và ngấm “chất làm nở” của cẵng trầu, củ ráy, lá mảnh bát.
Có thể đổ gạo vào chĩnh, cất đi dùng dần hoặc đem rang và tẩm mật. Đổ nhiều mỡ vào chảo, khi mỡ sôi già thì đổ gạo vào rang. Gạo rang xong để nguội, chờ ngào mật.
Cứ ba bát gạo rang thì dùng một bát mật mía, cho vào chảo, đun lửa vừa phải, quấy đều tay để cô đặc dần. Nhúng đũa vào mật đang cô rồi nhỏ một giọt vào bát nước lã, nếu nó co lại như cái cúc áo, lấy ra vê tròn mà không dính ngón tay là được. Sau đó đổ gạo rang vào, liên tục trộn đều tay rồi đổ ra bàn, ra mâm hoặc khuôn để cán đều, dùng dao sắc đã nhúng nước cắt thành từng miếng, to nhỏ tùy ý. Đợi bánh nguội, lấy giấy bóng kính hoặc giấy thiếc gói lại.
Ngày nay, cái sự “nức tiếng” ấy của món bánh gạo rang Tiên Lữ đã vang xa hơn. Thức quà ngày nào chỉ quẩn quanh ở chợ đình, chợ làng của chốn quê nghèo, nay vươn đến khắp các thị trong Nam, ngoài Bắc; theo chân con em người làng Tiên vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia, trao đến tay cộng đồng người Việt đang học tập và sinh sống tại các nước trên thế giới.
Năm 2021, nghề làm bánh gạo rang truyền thống thôn Tân Thành, xã Tiên Lữ đã chính thức được công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Vĩnh Phúc” cùng với nghề làm tương truyền thống thôn Quang Trung và nghề làm cá thính truyền thống thôn Minh Trụ của xã.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), bánh gạo rang xã Tiên Lữ là 1 trong 7 chủ thể được huyện Lập Thạch triển khai hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Trước tin vui này, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ Đỗ Ngọc Thịnh cho biết: “Vậy là trải bao thăng trầm, bánh gạo rang Tiên Lữ nay đã có cơ sở pháp lý để tiếp tục khẳng định “danh tiếng” trên thị trường gần xa, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân trong xã.
Tuy nhiên, cũng đặt ra thách thức không nhỏ khi quy luật của thị trường chính là sự cạnh tranh khốc liệt để khẳng định chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Về phía địa phương, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, mặt bằng để các tổ liên kết có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất”.
Xuân Mạnh(TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 | 30/04/2025 OCOP

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
14:33 | 24/04/2025 OCOP

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"
13:36 | 16/04/2025 OCOP

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập
14:49 | 09/04/2025 OCOP

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
11:38 | 09/04/2025 OCOP
Tin khác

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
11:33 | 09/04/2025 OCOP

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 | 24/03/2025 OCOP

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
00:00 | 24/03/2025 Tin tức

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP
11:19 | 28/02/2025 OCOP

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
10:55 | 25/02/2025 OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
10:17 | 24/02/2025 OCOP

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân