Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội
Mô hình Thỏ Việt Nhật của HTX Việt Nhật xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. |
Phát triển kinh tế bền vững…
Hợp tác xã thỏ Việt Nhật được thành lập từ năm 2020 với 7 thành viên, với cách triển khai mới, theo chuỗi khép kín từ đầu vào và bao tiêu đầu ra. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trên địa bàn thôn Đại Từ, xã Lam Điền.
Bà Lâm Thị Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hợp tác xã thỏ Việt Nhật cho biết: Hiện HTX đang nuôi 400 con giống, diện tích 1 ha. HTX đã liên kết ký hợp đồng bao tiêu với Tập đoàn Dược phẩm Nippon Zoki xuất bán thỏ sang Nhật Bản. Ban đầu HTX được công ty cung cấp giống thỏ New Zealand, hướng dẫn quy trình chăm sóc từ thức ăn, nước uống...
Trên các lồng nuôi thỏ có bảng theo dõi cụ thể ghi ngày giờ, thể trạng của từng con, thỏ được quản lý theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. |
Quy trình chăm sóc tại HTX Việt Nhật được thực hiện theo hướng an toàn sinh học, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ số về thức ăn, trọng lượng. Đồng thời, trên các lồng nuôi đều có bảng theo dõi cụ thể ghi ngày giờ, thể trạng của từng con, thỏ được quản lý theo tiêu chuẩn của Nhật Bản nên đòi hỏi rất khắt khe về thức ăn, nguồn nước. Khu chăn nuôi được đánh theo thứ tự chữ cái để phân biệt khu thỏ nái và thỏ con. Thỏ được đánh mã vạch, bảo đảm kỹ thuật môi trường để thỏ nhân giống, phát triển.
Để thỏ bảo đảm tiêu chuẩn xuất bán, phía HTX được Tập đoàn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ. Trung bình một con thỏ mẹ giống một năm đẻ được từ 6-7 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 8 con. Sau 45 ngày nuôi, những con thỏ bảo đảm về hình dáng, trọng lượng tiêu chuẩn từ 2,3 kg không nhiễm bệnh, lông mềm mượt, không tồn dư hoóc môn tăng trưởng sẽ được phía đối tác thu mua - Bà Hương chia sẻ thêm.
Liên kết chuỗi xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi thỏ hiện nay đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định sản xuất, bảo đảm hiệu quả kinh tế, giúp người chăn nuôi thoát cảnh “được mùa thì mất giá” và ngược lại “được giá thì mất mùa”.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình hợp tác xã Thỏ Việt Nhật, Ông Đặng Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Lam Điền cho biết: HTX thỏ Việt Nhật là một trong 2 mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo ATTP đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã. Trên cơ sở đó, UBND xã nghiên cứu triển khai nhân rộng ra toàn xã. Định hướng thời gian tới, xã sẽ hỗ trợ tối đa để các hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp làm ra có chất lượng cao.
Hài hòa, bảo vệ môi trường
Thỏ tại HTX Việt Nhật được nuôi lấy huyết thanh sử dụng trong nghiên cứu dược phẩm như: vaccine, thuốc, thí nghiệm…Do vậy, hình thức chăn nuôi, sản xuất được quan tâm rất kỹ, đặc biệt phải nắm được đặc tính của thỏ thích hợp độ ẩm, độ mát, hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại cho thỏ. HTX cũng đã mạnh dạn đầu tư hơn 6 tỉ đồng xây dựng mô hình nuôi thỏ từ hệ thống chuồng trại đến lồng nuôi, lắp đặt hệ thống thông gió, dây chuyền vệ sinh, máng nước tự động, hệ thống thoát nước... đảm bảo môi trường để thỏ có sự phát triển tốt nhất.
Thỏ Việt Nhật được chăm sóc trong môi trường khép kín, tách biệt với khu dân cư, nhà ở nên yếu tố môi trường xung quanh luôn được đảm bảo. |
Bà Lâm Thị Hương cho biết thêm, thỏ là giống ưa sạch nên hệ thống chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sàn được quét dọn sạch sẽ, quạt gió hoạt động liên tục để lưu thông gió cũng như ngăn mùi. Mô hình chăn nuôi theo cũng theo quy trình khép kín theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, tách biệt với khu dân cư, nhà ở nên yếu tố môi trường xung quanh luôn được đảm bảo.
Mô hình nuôi thỏ của hợp tác xã được thực hiện theo hướng an toàn sinh học và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ số kỹ thuật. |
Ông Nguyễn Văn Cường - Phó phòng kinh tế huyện Chương Mỹ chia sẻ: Yếu tố môi trường là một trong những yếu tố tương đối khó đối với sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên HTX thỏ Việt Nhật là minh chứng giải quyết bài toán khó này. HTX đã hoàn thành mục tiêu kép vừa đảm bảo thỏ chất lượng cao cung cấp cho thị trường Nhật Bản vừa đảm bảo xanh – sạch – đẹp đối với môi trường chăn nuôi, sản xuất. Đây là mô hình được huyện Chương Mỹ đánh giá cao vì là mô hình tiêu biểu thân thiện với môi trường.
Không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm, HTX thỏ Việt Nhật còn hướng dẫn quy trình và kỹ thuật nuôi thỏ, cũng như được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ thỏ cho 2 trang trại vệ tinh. HTX đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 4-7 lao động (tùy thời điểm) trong và ngoài xã, đặc biệt là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số với mức thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Dù chỉ mới thành lập, HTX thỏ Việt Nhật đã vượt khó, chủ động học hỏi, đầu tư chuồng trại, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu thị trường để có phương án sản xuất phù hợp theo từng thời điểm nâng cao giá trị kinh tế. Qua đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo hướng xanh, thân thiện với môi trường.
Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nói chung và của các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Áp dụng công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Đặc biệt là từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân nông thôn.
Về phía Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hàng năm đã có những chương trình cho các mô hình HTX về hỗ trợ vốn sản xuất, đào tạo nghề, tập huấn...Đồng thời tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất, tập trung phát triển các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Hình thành các kênh phân phối. Phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái theo hướng bền vững.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường