Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
Tham quan một trại rắn có quy mô hơn 500 con tại xã Vĩnh Sơn, đứng ở một lối đi nhỏ, hai bên là hàng trăm con rắn độc đang ẩn mình trong hang, thoát ra tiếng phì phò nghe thật rùng rợn, ai cũng thấy vừa hứng thú cũng vừa sợ hãi. Chủ trang trại ông Chu Sơn Tăng nhanh chóng chọn ngay 1 hang rắn và bắt ra cho mọi người chiêm ngưỡng. Với hơn 30 năm làm nghề, ông Tăng quá quen với tập tính của những loài rắn này, tuy vậy không có nghĩa là chủ quan mà phải cực kỳ cẩn trọng nếu không hậu quả sẽ rất khôn lường.
Những con rắn độc trở thành vật nuôi mang lại thu nhập cho người dân Vĩnh Sơn. |
Ông Chu Sơn Tăng chia sẻ: “Người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và có khi bằng cả mạng sống để duy trì và phát triển nghề. Ít ai nuôi rắn mà không bị rắn cắn vài lần nhưng chúng tôi có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho người nuôi. Rắn trưởng thành sau 3 năm, giá bán ra dao động từ 400.000-600.000 đồng/kg. Nghề nuôi rắn cũng trải qua nhiều thăng trầm vì những đặc thù khác biệt nhưng đến nay làng nghề có đàn rắn số lượng lớn và đang tìm cách đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị của con rắn.”
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ tịch Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn, hiện làng nghề có hơn 800 hộ nuôi rắn, tổng đàn rắn dao động từ 800 đến 1 triệu con. Mỗi năm, Vĩnh Sơn cung cấp ra thị trường 5 – 6 triệu quả trứng rắn, 200-300 tấn rắn thịt, ngoài ra còn có các sản phẩm khác như rượu rắn, cao rắn… Tổng doanh thu hàng năm từ nghề nuôi rắn khoảng 500 - 600 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 200 tỷ đồng. Thị trường chủ yếu của rắn Vĩnh Sơn là bán trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Có thể nói, nghề nuôi rắn đã đem lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
Xây dựng Vĩnh Sơn thành điểm “Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch - dịch vụ”
Về nguồn gốc, nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn có xuất phát từ hàng trăm năm trước, lúc xưa người dân thường đi bắt rắn tự nhiên và nhốt vào các vật dụng trong nhà. Người dân thấy rắn đẻ trứng và nở thành các con rắn nhỏ nên nảy sinh việc nuôi rắn. Nghề nuôi rắn cứ thế ngày càng phổ biến và trở thành nghề đặc trưng của mảnh đất nơi đây.
Năm 1979, được sự quan tâm giúp đỡ của UBND các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Khoa học – Kỹ thuật của tỉnh (nay là ngành Khoa học và Công nghệ) và Trung tâm Sinh lý – Hoá sinh người và động vật (nay là Viện Công nghệ Sinh học), Vĩnh Sơn đã khánh thành Trung tâm nhân giống rắn (thường gọi là Trại rắn Vĩnh Sơn). Đây là sự kết hợp giữa kinh nghiệm cổ truyền và tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp người dân trong xã nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi rắn. Năm 2006, Làng nghề rắn Vĩnh Sơn được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống. Năm 2007, Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn được thành lập và là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm như nọc rắn, rắn ngâm rượu, cao rắn, rắn ngâm rượu mật ong, thịt rắn, thịt rắn đóng hộp…..
Ngoài rắn thương phẩm thì trứng rắn cũng có giá trị cao |
Với tiềm năng sẵn có và đội ngũ lao động có tay nghề của làng nghề rắn Vĩnh Sơn, hiện tại Làng nghề rắn Vĩnh Sơn được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phong tặng 2 nghệ nhân vào 8 thợ giỏi. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 7 nghệ nhân và 7 thợ giỏi có tay nghề về chăn nuôi và chế biến các loại sản phẩm từ con rắn, có 5 dòng họ được tặng Bảng Vàng gia tộc về chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ con rắn. Làng nghề rắn Vĩnh Sơn được Hội đồng kỷ lục Quốc gia xác lập kỷ lục là làng nghề có nhiều hộ nuôi rắn nhất Việt Nam năm 2022.
Sản phẩm của làng nghề rắn Vĩnh Sơn đã từng được tặng nhiều giải thưởng như: Rượu rắn được tặng huy chương bạc tại triển lãm Giảng Võ năm 1982; Cúp Vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2008; Giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2008, 2010; Sản phẩm đạt cúp vàng dịch vụ xuất sắc năm 2008; Sản phẩm rượu rắn cổ truyền đạt cúp vàng nông nghiệp năm 2009.
Chia sẻ về việc phát triển làng nghề, ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ tịch Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn cho biết: “Con rắn là loại dược liệu quý có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm để bồi bổ sức khỏe.Tuy vậy sản phẩm của làng nghề rắn Vĩnh Sơn chưa đa dạng, vẫn còn bó hẹp trong khuôn khổ truyền thống, còn đơn điệu, chưa phát huy hết tiềm năng. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là trứng rắn và rắn thịt thương phẩm, tỷ lệ chế biến còn thấp chỉ đạt từ 5-7%.
“Trong thời gian tới, Hội làng nghề khuyến nghị với các đơn vị sản xuất tăng cường đổi mới công nghệ, sản xuất các sản phẩm truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại để cho ra các sản phẩm hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thay đổi nhãn mác và bao bì hấp dẫn, mang đầy đủ thông tin của sản phẩm nhưng phải ngắn gọn đầy đủ súc tích. Song song với việc cải tiến đa dạng mẫu mã bao bì sản phẩm thì phải đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm, kết hợp với các đơn vị công ty dược trong và ngoài tỉnh để sản xuất sản phẩm có giá trị chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ”, ông Nguyễn Văn Thịnh cho biết thêm.
Theo Đề án phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xã Vĩnh Sơn cũng nằm trong vùng quy hoạch xây dựng thành điểm “Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch - dịch vụ”. Để sản phẩm mang thương hiệu của làng nghề rắn Vĩnh Sơn ngày càng phát triển, chính quyền địa phương cùng các cấp, bộ, ngành cần sớm đưa khu quy hoạch làng nghề vào hoạt động, có chủ trương và cơ chế cụ thể hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng khu quy hoạch làng nghề, quan tâm tạo điều kiện vay vốn, phát triển mô hình nuôi rắn xử lý bằng công nghệ hơi nước theo công nghệ của Hàn Quốc. Tạo dựng và hình thành liên kết bốn nhà giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, phục vụ ngày càng cao cho nhu cầu điều trị bệnh, bồi dưỡng sức khỏe con người và thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh, tiến tới trở thành “sản phẩm mang thương hiệu quốc gia”.
Tin liên quan
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 | 19/09/2024 Kinh tế
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường