Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Trang bị cho nông dân kỹ năng sản xuất và tư duy kinh tế

LNV -
Nông dân - chủ thể chính yếu của nông nghiệp, nông thôn

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, sự bền vững, chỉ số tăng trưởng của ngành nông nghiệp, diện mạo, đổi thay tích cực của nông thôn, suy cho cùng, đều xoay quanh người nông dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Mọi sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đều phụ thuộc vào chủ thể chính là người nông dân (Ảnh: PV)


Cũng theo Bộ trưởng, thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp thời gian qua chủ yếu hỗ trợ nông dân sản xuất sao cho tốt nhất, năng suất cao nhất, sản lượng nhiều nhất. Công tác quản lý, điều hành sản xuất được quan tâm sát sao. Cả guồng máy vận hành toàn lực để bảo đảm những vụ mùa bội thu, phòng ngừa dịch bệnh, cung cấp, tiêu thoát nước kịp thời… Vậy mà, điệp khúc buồn "được mùa, mất giá" cứ khiến người sản xuất thấp thỏm âu lo theo từng mùa vụ. Nông sản dư thừa, lúa thóc đầy đồng, lợn gà đầy chuồng, cá tôm đầy ao, nhưng không đưa ra được thị trường. Câu chuyện "giải cứu nông sản" lại được nhắc đến, kèm theo nhận định chua xót về thực trạng "nông nghiệp từ thiện" chưa có lời giải thỏa đáng. Tình trạng nông sản ùn ứ ở các cửa khẩu tiếp tục gây xôn xao. Thu nhập của người nông dân vốn đã ít ỏi, cứ thế lại bị bào mòn thêm.

"Biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng" đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi, để thích ứng tốt hơn với một thế giới đầy rẫy "biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ". Sự thay đổi quan trọng nhất cần bắt đầu từ chính mỗi người nông dân - những người trực tiếp hằng ngày sản xuất, kinh doanh nông sản. Sự thay đổi căn cơ nhất bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ "nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ của nông dân và người dân nông thôn" là ưu tiên hàng đầu, tại Dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045."- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, để có thể trở thành chủ thể, người nông dân phải có tâm thế tự lực, tự chủ, hội đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ của "người làm chủ" - làm chủ vận mệnh của bản thân, làm chủ câu chuyện phát triển cộng đồng dân cư nông thôn. Muốn vậy, người nông dân phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại, an phận, thu mình lại trong ngôi nhà, bờ ruộng, mảnh vườn. Đồng thời, người nông dân phải được hỗ trợ tiếp cận, đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng, cập nhật kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, toàn ngành đang và sẽ phải tiếp cận những tư duy mới trong thời đại kinh tế tri thức, ứng dụng những thành tựu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó, nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp - cũng phải được tiếp cận tư duy mới, kiến thức mới, công nghệ mới, kỹ năng mới. "Trí thức hóa nông dân" là yêu cầu bắt buộc. Cùng với kinh nghiệm "trông trời, trông đất, trông mây/ trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm", những "lão nông tri điền" ngày nay còn có thể "trông vào các thiết bị thông minh", nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học nông nghiệp. Sự cộng hưởng giữa kinh nghiệm tích lũy từ thửa ruộng, bờ ao với tri thức "đám mây", kết nối "dữ liệu số" có thể giúp tạo nên những "nhà khoa học chân đất", khởi tạo giá trị mới.

Tri thức hóa và từng bước "làm giàu" cho nông dân

"Làm giàu" cho nông dân cả vật chất lẫn tinh thần là yêu cầu cấp thiết.


Lan tỏa tri thức, kỹ năng có thể giúp người nông dân tiếp cận cách thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, làm giàu bền vững. Trách nhiệm đó, thậm chí có thể xem là bổn phận, là trọng trách, trước hết thuộc về chính quyền, ngành chuyên môn. Đó còn là trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân tâm huyết thúc giục nhau về làng, về với người nông dân, về với thửa ruộng, bờ ao, để cùng lắng nghe, thấu hiểu.

"Tri thức hóa nông dân" là điều các quốc gia phát triển đã làm để giúp người nông dân trở thành những doanh nhân, nhà khoa học, được trang bị kiến thức kinh tế thị trường, làm chủ được máy móc, công nghệ. Có tri thức, người nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ tự phát hiện vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề, biết và tự cân nhắc về rủi ro từ quyết định của mình. Từ đó, người nông dân sẽ chủ động thích ứng với sự thay đổi, vượt qua những cú sốc do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Đồng thời, họ sẽ biết tối ưu hóa quy trình sản xuất, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Bộ trưởng khẳng định, mọi sự hỗ trợ đều là vô nghĩa nếu người nông dân không thay đổi. Vì lẽ đó, mọi sự hỗ trợ phải bắt đầu từ hỗ trợ, khuyến khích người nông dân thay đổi, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực với cuộc sống, cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

Cao hơn nữa, từng bước "làm giàu" cho nông dân. Điều này đồng nghĩa với việc giúp người nông dân biết sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần, chứ không phải sản xuất theo khả năng hiện có của mình, với cách thức sản xuất tiết kiệm nhất, để giá thành hợp lý nhất, mà vẫn bảo đảm chất lượng. "Làm giàu" cho nông dân là trang bị cho người nông dân kỹ năng sản xuất và cả tư duy kinh tế.

"Làm giàu" kiến thức cho nông dân là yêu cầu bắt buộc. Nghề nông là nghề có tác động trực tiếp và bền sâu đến sức khỏe, đến môi trường. Vì lẽ đó, "làm giàu" cho nông dân, ở đây, chính là giúp người dân tiếp cận và thấu hiểu kiến thức về gìn giữ môi trường, về bảo vệ sức khỏe, trước hết là của chính mình, của người tiêu dùng, và của cộng đồng; giúp họ hiểu được "sản xuất, kinh doanh nông sản là trao đi sức khỏe, nhận lại niềm tin".

Song song là "làm giàu" đời sống tinh thần cho nông dân, khơi gợi ở người nông dân thái độ sống tích cực, sẵn lòng đón nhận sự thay đổi; giúp người nông dân hiểu rõ sức mạnh của "mua chung - bán chung", của tinh thần "hợp tác-liên kết", để chủ động tham gia vào các mô hình, tổ chức kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã. Bên cạnh đó, giúp đỡ họ mở rộng không gian giao tiếp, chủ động tạo lập các mối quan hệ xã hội. Trong không gian kết nối đó, người nông dân được tiếp xúc với các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, được cung cấp kiến thức, kỹ năng, tư vấn, liên kết... Đã xuất hiện một số mô hình khá hiệu quả như: "Hội quán" ở Đồng Tháp, "Nông hội" ở Gia Lai, Kon Tum, "Ngôi nhà trí tuệ" ở Hà Tĩnh và những mô hình tương tự ở nhiều địa phương khác - từng bước làm chiếc cầu nối giữa Nhà và Nước, hình thành và thắt chặt tính cố kết cộng đồng, hướng đến hợp tác trong cuộc sống và hợp tác trong sản xuất.

Có thể thấy, muốn có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp phải có đội ngũ nông dân được chuyên nghiệp hóa. Muốn có một nền nông nghiệp tri thức trong nền kinh tế tri thức, người nông dân phải được tri thức hóa. Muốn tri thức hóa nông dân phải thông qua nhiều giải pháp: cấu trúc lại hệ thống giáo dục nghề từ bậc thấp tiến lên bậc cao, từ ruộng đồng tiến vào trường học, từ giáo trình cho người học đến phương pháp cho người dạy, từ hệ thống khuyến nông cơ sở đến đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, từ sách vở, tài liệu cho đến các báo đài, các kênh truyền thông chuyên biệt dành cho nông dân và người dân nông thôn.

Lê Anh/ĐCSVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.

Tin khác

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

LNV - Tính đến hết tháng 5 năm 2025, tỉnh Bình Định thu hút được 50 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 16.224,7 tỷ đồng. Con số này không chỉ đạt 50% chỉ tiêu năm mà còn tăng tới 108,3% về số lượng dự án và tăng 521,5% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2024.
Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động

UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

LNV - Quan điểm chỉ đạo xử lý với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tín hiệu vui từ xuất khẩu

Tín hiệu vui từ xuất khẩu

LNV - Những chuyển biến trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm cho thấy, Yên Bái đang cho thấy một sự bứt phá mạnh mẽ. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của các chính sách hỗ trợ và sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, đưa tỉnh vững bước trên con đường hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm.
Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế

LNV - Đội Thuế huyện Gia Lâm, Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp với UBND xã Ninh Hiệp, ngày 21-5, ra quân tuyên truyền về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, hộ cho thuê tài sản trên địa bàn xã Ninh Hiệp.
Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

LNV - Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sản lượng dồi dào, nhưng giá giảm sâu do xuất khẩu đang tiếp tục gặp khó khăn. Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam siết chặt quy trình kiểm soát từ đầu năm do thị trường này tăng cường các biện pháp kiểm định liên quan đến chất vàng O và Cadimi.
Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn

LNV - Tỉnh Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) với tổng số vốn đầu tư hơn 630 tỷ đồng. Đồng thời, định hướng xây dựng khu, CCN theo hướng sinh thái, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Giao diện di động