Trải nghiệm du lịch hấp dẫn tại làng sinh vật cảnh Hồng Vân
Vùng đất có nhiều tiềm năng làm du lịch sinh thái
Hồng Vân là một xã nằm ở phía Đông của huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Nam. Nằm trong vùng ngoại thành và vành đai xanh của Thủ đô Hà Nội, Hồng Vân là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nơi đây hội tụ niều nét đẹp thuần khiết, yên bình của một làng quê ven đô với đặc trưng của nền nông nghiệp đồng bằng châu thổ sông Hồng. Không những vậy, Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân còn được biết tới với nhiều nghệ nhân giỏi và các tác phẩm cây cảnh nghệ thuật nổi tiếng.
Về mặt lịch sử, Hồng Vân nổi tiếng với Truyền thuyết Chử Đồng Tử -Tiên Dung và tín ngưỡng thờ Mẫu (là hai trong Tứ bất tử của dân tộc Việt) cùng với nhiều di tích văn hóa, lịch sử. Hồng vẫn cũng có “Chợ Mới ông Già” được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tôn vinh giá trị kỷ lục là “Ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết về Cha con Chử Đồng Tử vào thời Hùng Vương”.
Làng nghề có nhiều tác phẩm bonsai cây cảnh được tạo dáng, thế công phu. Ảnh TL. |
Chủ tịch UBND xã Hồng Vân Trần Quốc Bảo cho biết, những năm qua, địa phương đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ, làng nghề. Xã đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã; chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang sản xuất hàng hóa.
Xã thí điểm đưa các mô hình sản xuất nông nghiệp vào khai thác dịch vụ, du lịch theo chuỗi liên kết, góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy tắc văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh trong các tầng lớp nhân dân; thường xuyên chăm sóc, duy tu cảnh quan và làm tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn xã.
Trong quá trình phát triển, Hồng Vân mở mang thêm nhiều nghề mới như nề, mộc, rèn, mây tre đan xuất khẩu… Những năm gần đây các làng của xã đã phát triển thêm nghề trồng hoa, cây cảnh làm đa dạng và phong phú thêm sản phẩm làng nghề. Năm 2014, Hồng Vân hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới. Không chỉ dừng lại ở đó, Hồng Vân còn xác định một hướng đi mới đó là phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch. Xã đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Hồng Vân cơ bản trở thành xã “Du lịch – Sinh thái – Làng nghề”. Trong đó lấy nghề trồng hoa, cây cảnh và khai thác dịch vụ thăm quan trải nghiệm là mũi nhọn.
Với định hướng như vậy, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hồng Vân đã lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời tranh thủ mọi thời cơ và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo cùng với nhân dân trong xã, Hồng Vân đã từng bước có những khởi sắc và những bước đi vững chắc trong tiến trình xây dựng. Ngày 12/11/2018, Hồng Vân đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh.
Du lịch trải nghiệm không gian xanh
Hồng Vân có nhiều nghệ nhân, thợ giỏi trong nghề làm cây cảnh nghệ thuật. Ảnh TL. |
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hồng Vân là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của du khách trong và ngoài Thành phố; đưa kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là phát triển kinh tế cho giai đoạn trước mắt và lâu dài của xã, tiến tới xây dựng người Hồng Vân văn minh, thanh lịch, mến khách. Đẩy mạnh nhanh việc đầu tư, kết nối và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng du lịch, đưa du lịch – dịch vụ - thương mại và làng nghề trở thành kinh tế mũi nhọn của xã. Khơi dậy tiềm năng, lợi thế truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung kết hợp với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, từng bước đưa văn hóa, nhất là văn hóa phi vật thể thành lợi thế trong phát triển kinh tế xanh, bền vững của xã.
Ban quản lý, điều hành du lịch của xã đã ban hành kế hoạch khung về xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch của xã theo 08 chủ đề trọng tâm, trong đó tập trung vào các chủ đề: Du lịch Văn hóa, tâm linh, truyền thuyết (Ưu tiên đầu tư, xây dựng và phát huy giá trị của Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung trên mảnh đất Hồng Vân trên địa bàn 3 thôn: Cẩm Cơ – La Thượng – Vân La ra đến phía ngoài sông với các hạng mục gắn liền với truyền thuyết: Đình Vân La, Đình Cẩm Cơ, Chợ Mới Ông già, Đền thờ Chử Cù Vân, Chợ cá cụ Chử, Đảo hoa tiên, Bãi tắm nàng tiên, các tuyến đường Ngõ chợ - Tích xưa – Thiên Duyên – Tổ nghiệp,..).
Du khách được mua sắm nhiều sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề tại Hồng Vân. Ảnh TL. |
Để thu hút du khách , Hồng Vân đã tổ chức các hội hoa xuân, Lễ hội tinh yêu, Lễ hội ẩm thực; các chương trình sự kiện ngoài trời, triển lãm cây cảnh nghệ thuật, cuộc thi thể dục - thể thao.... Giới thiệu gian hàng trưng bày về Du lịch sinh vật cảnh Hồng Vân tại các Hội chợ, Festival quảng bá sản phẩm làng nghề, du lịch. Xây dựng các món ẩm thực mang đậm nét bản sắc văn hóa của địa phương với hương vị độc đáo đậm nét vùng nông thôn ven sông Hồng, thể hiện được nghệ thuật chế biến, cách bài trí món ăn và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; từng bước xây dựng và quảng bá thương hiệu ẩm thực của địa phương.
Hồng Vân từ một xã làm nông nghiệp, làng nghề cây cảnh, nay đã phát triển theo hướng xây dựng xã du lịch sinh thái làng nghề sinh vật cảnh, chuyên canh sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác dịch vụ. Những nhà vườn sinh vật cảnh không chỉ cung cấp cây cảnh, hoa cho người chơi mà còn là điểm đến thăm quan tìm hiểu về sinh vật cảnh./.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn
11:14 | 12/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch
09:13 | 31/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm
11:14 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít
11:12 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng
10:42 | 12/09/2024 Du lịch làng nghề
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 | 09/09/2024 Du lịch làng nghề
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc
10:00 | 06/09/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”
10:00 | 03/09/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị
11:01 | 23/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
09:51 | 22/08/2024 Du lịch làng nghề
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân