TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm đạt mức tăng cao 6,96% (cùng kỳ tăng 1,2%)
Nhiều ngành sản xuất công nghiệp tăng vượt trội
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng/2022 tăng 3,05%. Đặc biệt, các ngành sản xuất công nghiệp hóa dược- cao su- nhựa, chế biến lương thực thực phẩm ghi nhận đạt mức tăng trưởng cao vượt trội.
Cụ thể ngành ngành hóa dược - cao su - nhựa đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục 20,84% (cùng kỳ tăng 2,6%). Kết quả này cho thấy ngành nhựa đã tận dụng cơ hội thuận lợi từ việc Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây (như CPTPP, EVFTA, RCEP) để tăng thu hút đầu tư sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nhựa.
Với ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống cũng đạt mức tăng khá 6,96% (cùng kỳ tăng 1,2%). Bà Lý Kim Chi- Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho biết, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại thị trường trong nước có chiều hướng tăng trở lại. Để đảm bảo đà tăng trưởng sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu kết nối với các đối tác toàn cầu tránh thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tăng cường sản xuất, tiến hành quy hoạch thương hiệu nhãn hàng, nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới phù hợp trong từng giai đoạn và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.
Với ngành sản xuất hàng điện tử, mặc dù tính chung 6 tháng/2022 giảm 9,22% (cùng kỳ tăng 15,6%) do ảnh hưởng nguyên liệu đầu vào tăng cao (trong bối cảnh nguồn cung chip thiếu hụt). Tuy nhiên, qua theo dõi số liệu hàng tháng, cho thấy tình hình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử trên địa bàn thành phố đang có chiều hướng tích cực trong những tháng gần đây.
Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, dù còn nhiều khó khăn, thách thức về quá trình phục hồi sản xuất công nghiệp sau dịch Covid-19 song nhìn chung tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn đã ổn định, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất chuyển biến tích cực, đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây giá xăng dầu biến động theo chiều hướng tăng làm cho chi phí sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí đầu vào tăng là một trong những khó khăn lớn đặt ra cho nền kinh tế nói chung và các ngành sản xuất công nghiệp nói riêng, song nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt để duy trì sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng thông suốt. Đồng thời, các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo chuỗi hoạt động sản xuất ngay từ đầu năm trong trạng thái bình thường mới. Đây là kết quả khả quan tạo đà cho hoạt động sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong những tháng tiếp theo của năm 2022.
Duy trì đà tăng trưởng công nghiệp bằng nhiều giải pháp thiết thực
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ- Giám đốc Sở Công Thương, TP. Hồ Chí Minh vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch, cùng với sự điều hành kịp thời của thành phố với nhiều giải pháp đồng bộ như: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, khôi phục các đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng, xúc tiến thương mại, kết nối và liên kết vùng... ngành sản công nghiệp của thành phố đã từng bước trở lại quỹ đạo sản xuất và đạt được kết quả tăng trưởng khả quan.
Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng, Sở Công Thương hiện đã xây dựng thực hiện kế hoạch Chương trình Phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng TP. Hồ Chí Minh năm 2022.
Theo đó, thành phố mở rộng quảng bá thông tin sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thành những thương hiệu mạnh của thành phố mang tầm khu vực làm động lực cho toàn ngành công nghiệp phát triển. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo…), quảng bá thông tin về nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp tiềm năng.
Đến nay, Sở Công Thương đã phối hợp với các Sở, ban ngành tham mưu UBND thành phố phê duyệt 32 dự án đầu tư của 28 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn với tổng mức đầu tư là 2.336,102 tỷ đồng, trong đó số vốn vay được ngân sách hỗ trợ lãi vay là 1.312,517 tỷ đồng; bình quân số vốn đầu tư một dự án là 73 tỷ đồng, bình quân số vốn vay được ngân sách hỗ trợ lãi vay mỗi dự án là 41,016 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở Công Thương đã làm việc với các đối tác, doanh nghiệp như Công ty Hanata, Công ty Sao Mây, Công ty Vĩnh Phát, Công ty Trường An... tổ chức các chương trình, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ cập nhật kiến thức và vận dụng các công cụ quản lý tiên tiến nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực quản lý sản xuất, cung ứng liên tục, từng bước tiếp cận tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối trong và ngoài nước.
Congthuong.vn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định khánh thành tuyến đường ven biển gần 790 tỉ đồng vào dịp Quốc khánh
12:09 | 02/09/2024 Kinh tế
Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề
15:53 | 28/08/2024 Kinh tế
Bình Định thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư UAE
11:15 | 28/08/2024 Kinh tế
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi ngựa
14:07 | 26/08/2024 Kinh tế
Thanh Hoá: Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải - Hướng tới nông nghiệp an toàn, bền vững
11:02 | 23/08/2024 Kinh tế
DMD Việt Nam có thêm địa chỉ phân phối mới DMD MART Hà Nguyễn
23:33 | 16/08/2024 Kinh tế
Tin khác
Giá cà phê trong nước và thế giới đảo chiều, dự báo còn biến động mạnh
11:06 | 14/08/2024 Kinh tế
Thu nhập ổn định từ mô hình cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả
16:15 | 13/08/2024 Kinh tế
Hà Nội: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình kinh tế trang trại
13:59 | 07/08/2024 Kinh tế
Bình Định phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025
10:21 | 06/08/2024 Nông thôn mới
Hội Nông dân xã Mường Lầm giúp hội viên làm giàu từ việc nhân rộng các mô hình kinh tế
11:31 | 31/07/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gạo Sóc Trăng lập kỷ lục
10:28 | 23/07/2024 Kinh tế
Thanh hoá: Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa
14:22 | 16/07/2024 Kinh tế
Lương y Nguyễn Hữu Bằng gắn bó với nghề làm thuốc Đông y gia truyền
14:24 | 11/07/2024 Kinh tế
Bến Tre: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chim bồ câu
14:04 | 10/07/2024 Kinh tế
Quảng Nam thu ngân sách hơn 12 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
10:04 | 10/07/2024 Kinh tế
Ninh Bình: Mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao
09:26 | 01/07/2024 Kinh tế
Hòa Bình: Huyện Yên Thủy làm tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội
09:57 | 25/06/2024 Kinh tế
Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng là một trong ba khâu đột phá
10:42 | 24/06/2024 Kinh tế
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân
09:56 | 24/06/2024 Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử
14:30 | 21/06/2024 Kinh tế
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân