Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"

OVN - Hiện nay, sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới mang dấu ấn văn hóa địa phương và lợi thế vùng miền đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường, cũng như bền vững cho cộng động. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm trà Atiso đỏ (cây Bụp giấm) của Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), cây Bụp giấm (tên khoa học Hibiscus sabdariffa) là thực vật có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Tây Phi, sau đó di thực vào Việt Nam. Bụp giấm lại thuộc họ bông (Malvaceae) và không có họ hàng với Atisô Đà Lạt (thuôc họ cúc). Tên gọi “Atisô” nhằm chỉ sự tương đồng về hình dáng (thân thảo, lá hình bầu dục, có các cạnh răng cưa nhỏ), riêng sắc đỏ tươi bắt mắt chính là đặc trưng riêng của hoa Bụp giấm so với Atisô vùng Cao Nguyên. Loài thực vật này còn có một số tên khác như: Hibiscus, Hồng Hoa, Bụp giấm, Atiso đỏ, cây rau chua,… tùy theo cách gọi của người dân một số địa phương.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Anh Lê Văn Chánh, Giám đốc Công ty Hichago

Ở miền Bắc nước ta, loài thực vật này có mặt tại vùng Thái Nguyên, Hà Tây. Ở miền Nam, Bụp giấm được trồng tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận,… Nhờ khả năng thích nghi khí hậu nóng ẩm trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, Bụp giấm cũng trồng được ở miền Trung, điển hình như tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây

Vùng chuyên canh Bụp giấm hơn 50 ha của Công ty Hichagol tại địa phương

Anh Lê Văn Chánh (trú tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, vào năm 1992, một Giáo sư người Đức tên Jnoen lần đầu tiên mang hạt giống Bụp giấm đến Việt Nam để nghiên cứu, phát triển. Sau khi ông trở về Đức, nhà khoa học Mai Thị Tấn đã tiếp tục công trình của Jnoen. Theo đánh giá, Bụp giấm phát triển tốt nhất ở nơi có khí hậu nhiệt đới, đồng thời màu sắc và độ chua sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng vùng nguyên liệu riêng biệt.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây

Theo anh Chánh, cây Bụp giấm được trồng rộng rãi tại địa phương từ những năm 2015.

“Bụp giấm có nhiều cách sử dụng khác nhau, nó thường được người dân địa phương làm thành nước trái cây, có màu đỏ tươi, hương vị chúa pha lẫn chút ngọt độc đáo. Ngoài ra, phần lá có thể sấy khô để pha trà. Với hương vị chua đặc trưng, khi dùng có thể cho thêm đường hoặc mật ong. Mọi người dễ dàng tìm thấy nó trong các chế phẩm làm đẹp, hoặc thực phẩm chức năng với công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh. Vì chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol,” anh chia sẻ.

Trước khi “bén duyên” với lĩnh vực kinh doanh, anh Chánh vốn là hướng dẫn viên du lịch từng đến nhiều vùng cao thuộc khu vực phía Bắc. Sớm nhận ra tiềm năng phát triển từ loài thực vật này, anh đã mang một số hạt giống mang về trồng tại trên mảnh đất quê hương (Huế). Với khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt, cây không chỉ mang lại giá trị về mặt kinh tế mà còn là nguồn tài nguyên quý báu đối với nông dân. Từ đó, nghề trồng và khai thác Bụp giấm phát triển mạnh mẽ tại địa phương từ những năm 2015.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây

Một số sản phẩm khác chế biến từ Bụp giấm của doanh nghiệp

Khi nguồn nguyên liệu đã dồi dào, người dân bắt đầu nghiên cứu, chế biến các món trà, món mứt, siro ngon miệng từ nông sản. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh ban đầu còn nhỏ lẻ, mẫu mã, bao bì chưa được chuẩn hóa. Để cải thiện tình hình trên, những năm qua, một số doanh nghiệp đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây

Trà Atiso đỏ của Công ty Hichagol đạt chứng nhận OCOP4 sao cấp tỉnh Thừa Thiên Huế vào cuối năm 2022

Hưởng ứng xu hướng trên, vào năm 2020, anh Chánh đã thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) và tiến hành nghiên cứu, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chế biến đa dạng từ Bụp giấm. Trong đó, phải kể đến sản phẩm “Trà Atiso đỏ” đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh vào cuối năm 2022. Sản phẩm của doanh nghiệp có nguyên liệu chính từ cây Bụp giấm, kết hợp cùng cỏ ngọt, gừng và cam thảo. Đặc biệt, vị chua nguyên bản và thành phần dưỡng chất của Bụp giấm vẫn được giữ nguyên, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Chia sẻ về việc lựa chọn tên gọi, đại diện Công ty Hichago cho biết, “Trước đây, doanh nghiệp từng dùng ‘Hibiscus sabdariffa’ để in lên bao bì thương hiệu. Tuy nhiên, qua quá trình thử nghiệm, nhận thấy cách gọi trên rất khó tiếp thị nên đơn vị đã chuyển sang tên gọi ‘Atiso đỏ’ để gần gũi và phổ thông hơn. Ra mắt thị trường chưa lâu nhưng sự đón nhận và đánh giá nhiệt thành từ khách hàng cũng như các cơ quan địa phương phần nào cho thấy hướng phát triển đúng đắn, hiệu quả.”

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây

Đại diện doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Với nguồn nguyên liệu được cung ứng từ hơn 50 ha chuyên canh trồng atiso đỏ, cùng các thiết bị công cụ sản xuất hiện đại, doanh nghiệp đã xây dựng nền tảng vững chắc, khép kín cho hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm. Không chỉ đảm bảo nguồn cung, đơn vị cũng tìm cách tiếp cận thị trường thông qua các kênh thương mại điện tử như Tiktok, Shopee, Lazada, Tiki cùng nhiều nền tảng khác.

Tuy nhiên, hành trình phát triển không chỉ có thuận lợi mà có cả những khó khăn. Theo anh Chánh, những thách thức lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong đó có tính cạnh tranh của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn chú ý cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì được uy tín và lòng tin của khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, dự kiến trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp sẽ mở rộng nhà xưởng lên Một số sản phẩm chế biến từ Bụp giấm của doanh nghiệp 500m2, đầu tư thêm máy móc để tăng năng lực sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo và cải thiện sản phẩm để tiếp cận phân khúc thị trường “quà tặng doanh nghiệp”. Hơn nữa, đơn vị cũng đang tìm hiểu và hoàn thiện các chứng nhận chất lượng sản phẩm để tiến vào thị trường xuất khẩu, mở ra cơ hội mới.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Đại diện đơn vị giới thiệu sản phẩm đến ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, câu chuyện về doanh nghiệp Hichagol nói chung là điển hình cho sự sáng tạo, biết tận dụng tiềm năng địa phương và linh hoạt ứng phó để kinh doanh hiệu quả. Thông qua hành trình khởi nghiệp của mình, anh Chánh cũng hy vọng có thể tiếp thêm động lực và khuyến khích các chủ thể, đơn vị tại địa phương thêm niềm tin khởi nghiệp, tham gia tích cực vào hoạt động phát triển kinh tế.

Hoàng Khang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"

Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"

OVN - Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá phong phú, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường song vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Do đó, các sở, ngành, địa phương và các chủ thể đã, đang nỗ lực để nhiều sản phẩm OCOP được “xuất ngoại”, từ đó khẳng định được vị thế, chất lượng của sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

LNV - Năm 2023, Bắc Kạn phấn đấu phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên; Nâng cấp 04 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đề xuất 01 sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Củng cố nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP đã được công nhận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại...)
Người trồng hoa đồng tiền trên đất lúa đạt chuẩn 3 sao OCOP

Người trồng hoa đồng tiền trên đất lúa đạt chuẩn 3 sao OCOP

LNV – Với quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương, anh Bùi Văn Khá ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng hoa đồng tiền.
Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

LNV - Trong không gian mờ sương tĩnh mịch, không khí lạnh phảng phất chút gió đầu mùa, se se lạnh. Khói bếp bóc lên nghi ngút len lỏi trong từng ngôi nhà thấp thoáng trên đồi núi cao. Người dân xã Bằng Phúc tất bật nấu những mẻ rượu đầu tiên, hương thơm lan tỏa khắp làng.
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart

Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart

OVN - Hiện nay, Bưu điện tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất mở 311 gian hàng, đưa 330 sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc hữu của địa phương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, trong đó có 65 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh.
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023

Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023

OVN - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.

Tin khác

Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề

Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề

OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

OVN - Hiện nay, Ba Bể Green Homestay đã và đang góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, truyền thống lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua hoạt động phát triển du lịch, đơn vị đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, danh thắng Hồ Ba Bể.
Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023

Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023

OVN - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Chương Mỹ: Đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.

Chương Mỹ: Đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.

LNV - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Bắc Kạn: Chuyển đổi số thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển

Bắc Kạn: Chuyển đổi số thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển

LNV - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn, thời gian qua, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ nhiều giải nhằm thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển, hướng đến tiêu thụ mạnh, mở rộng thị trường. Một trong những giải pháp đang được tỉnh chú trọng thực hiện đó là thúc đẩy chuyển đổi số.
Bắc Kạn: đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc không có đường thủy, không có đường hàng không, không có đường sắt. Những năm gần đây kinh tế của tỉnh có sự phát triển khởi sắc, thông qua chương trình OCOP nhiều chủ thể đã vươn lên làm giàu, nhiều hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm được tổ chức đã mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã có những hướng đi mới trong việc tiêu thụ sản phẩm xuất khấu trong nước cũng như quốc tế bằng các sàn giao dịch điện tử.
Mây tre giang đan Bình Phú - Sản phẩm làng nghề đạt OCOP 4 sao

Mây tre giang đan Bình Phú - Sản phẩm làng nghề đạt OCOP 4 sao

LNV - Với mong muốn phát triển nghề truyền thống của quê hương, ông Nguyễn Khắc Đồng - Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu mỹ nghệ Đại Việt (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã quyết tâm giữ nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao, hướng đến xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề mây, tre, giang, đan Bình Phú ra thế giới.
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

OVN - Nghiên cứu và chế tác sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc vùng miền để đáp ứng nhu cầu lưu niệm và thưởng lãm cho du khách trong các tour du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Đà Nẵng, những tác phẩm gỗ độc đáo, đẹp mắt, thể hiện danh thắng đặc trưng từ Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi chính là món quà độc đáo thu hút và níu chân du khách đến viếng thăm.
Lào Cai: Ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Lào Cai: Ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

LNV - Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 92/QĐ-SNN.
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023

Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023

LNV - Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thường Tín năm 2023.
ocopshop.com.vn - dmd mart.vn Khai trương Đại lý mới

ocopshop.com.vn - dmd mart.vn Khai trương Đại lý mới

LNV - Ngày 11 tháng 11 năm 2023, tại Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn VGGroup tiếp tục khai trương đại lý mới trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc Ocopshop.com.vn - DMDMart.vn
Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

LNV - Tối 16- 11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.
Phát triển sản phẩm OCOP - Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

Phát triển sản phẩm OCOP - Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

OVN - Tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển các sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào thành công của chương trình xây dựng NTM.
Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm

Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm

LNV - Từ nhiều năm nay, nghề mộc ở Lũng Hạ, xã Yên Phương (Yên Lạc) không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương mà còn nức tiếng xa gần với các sản phẩm mộc mỹ nghệ, hoành phi, câu đối, án giang, sập thờ, sập ngồi. Đặc biệt hơn, tại cuộc thi tay nghề giỏi cấp tỉnh vừa tổ chức cuối tháng 10/2023, làng nghề mộc Lũng Hạ đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải khuyến khích.
OCOPSHOP.COM.VN – DMD MART.VN KHAI TRƯƠNG ĐẠI LÝ MỚI

OCOPSHOP.COM.VN – DMD MART.VN KHAI TRƯƠNG ĐẠI LÝ MỚI

LNV - Ngày 11 tháng 11 năm 2023, tại Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn VGGroup tiếp tục khai trương đại lý mới trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc Ocopshop.com.vn - DMDMart.vn
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động