Thơm nồng vị đường thốt nốt Tri Tôn
Lấy nước thốt nốt từ hoa
Loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi
Từ bao đời nay, thốt nốt đã được mệnh danh là món quà quý do thiên nhiên ban tặng cho người dân Bảy Núi và gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer ở vùng Tri Tôn, An Giang. Cây dễ trồng, nên được người dân trồng cặp các bờ ruộng, vừa giữ đất không bị xối mòn, vừa đem thu nhập cho gia đình. Cây thốt nốt có dáng dấp của cây dừa, cũng mang dáng dấp của cây cọ. Quả thốt nốt gần giống quả dừa và cùi thốt nốt cũng gần giống với cùi dừa non. Mỗi quả thốt nốt thường có ba múi, mỗi múi to gấp hai hay ba lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non là món giải khát hấp dẫn níu lòng khách đường xa.
Thốt nốt có tuổi thọ rất cao, bình quân cây thốt nốt trồng từ 12-15 năm mới cho trái và nước đường, cây càng già càng cho nhiều nước sản lượng mỗi năm lại tăng thêm và có trữ lượng đường cao. Cây thốt nốt khoảng 30-40 năm tuổi hầu như ra bông, cho trái và nước quanh năm.
Đến Tri Tôn vào những ngày dứt mùa mưa, ta sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh trên ngọn cây thốt nốt những người đi lấy nước thốt nốt để nấu đường và nước thốt nốt dùng làm đường sẽ được lấy từ bông của cây thốt nốt đực, bởi đặc tính bông đực chỉ có bông không có trái. Để lấy được nước từ bông thốt nốt cũng là cả một quá trình dài đối với người dân nơi đây, người thợ phải làm thanh tre thủ công đóng vào thân cây thốt nốt để làm chỗ bám leo lên xuống. Sau đó, dùng kẹp tre ép hoa thốt nốt để tạo nước và chờ từng giọt nước từ hoa tích tụ chảy xuống các ống, ca nhựa được hứng sẵn… từng giọt nước thốt nốt là tinh hoa của trời đất ban tặng cho bà con vùng Tri Tôn, An Giang.
Thơm nồng hương vị đường thốt nốt
Không ai có thể nhớ nổi nghề nấu đường thốt nốt này có từ bao giờ, bà con ở Tri Tôn chỉ biết khi sinh ra đã thấy ông bà làm, rồi đến con cháu cũng làm nghề này. Người nối người, nghề nói nghề. Đặc biệt, người sống với nghề (đa phần) đều là đồng bào Khmer, sản phẩm làm ra rất an toàn và mang hương vị đậm đà, dân dã, hấp dẫn du khách.
Đến Tri Tôn vào những lúc đỏ lửa nấu đường, len lỏi vào các tuyến đường ở phum, sóc, bạn sẽ thấy khói phảng phất trên những mái nhà, ngửi được hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những lò nấu đường thốt nốt. Công đoạn làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Đường thốt nốt nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông cây thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Tuy nhiên, mỗi cây thốt nốt chỉ có khoảng 2 – 3 bông cho nước tốt, nếu cây cho nước tốt thì mẻ đường sẽ thơm ngon, dễ đánh, màu sắc đẹp, có thể dùng để đổ đường tán (đường cục). Nếu ít nước hoặc nước không trong thì chỉ dùng để nấu đường chảy.
Người dân vất vả lấy nước thốt nốt
Nước thốt nốt sau khi lấy xuống được lọc qua miếng màng mỏng cho sạch bụi, côn trùng và phải được nấu ngay để tránh bị chua. Nước thốt nốt được nấu khoảng hơn 4 giờ là cô đặc lại thành đường dạng lỏng. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, chảo được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để còn màu vàng tươi đặc trưng của đường. Lửa nấu đường phải đượm, cháy đều, vừa lửa, người thợ vừa nấu vừa dùng đũa cả quấy đảo kẻo liên tục để không bị bén đáy nồi. Những người có kinh nghiệm chỉ cần nếm nước thốt nốt là biết được hàm lượng của đường bên trong, nếu chưa đủ độ ngọt có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường.
Công đoạn nấu đường thốt nốt
Bình quân khoảng 8 - 10 lít nước thốt nốt sẽ thu về 1kg đường. Sản phẩm thu được sẽ đem bán cho các cơ sở kinh doanh trên huyện để đóng hũ hay nấu đường viên.
Nước thốt nốt sau khi nấu xong được lọc cẩn thận để cho thành phẩm đường
Đường thốt nốt thơm dịu, ngọt thanh nên rất được người dân bản địa nói riêng và du khách xa gần nói chung ưa chuộng. Đặc biệt, ngoài vị ngọt thanh nhẹ, đường thốt nốt còn mang đến cho người thưởng thức vị béo, khi ăn rất dễ gây “nghiền”. Tuy đường thốt nốt có độ ngọt kém hơn các loại đường làm từ nguyên liệu khác nhưng lại thơm hơn và có lẽ do sản lượng đường thốt nốt cũng ít hơn nên cũng quý hơn. Chính những đặc tính trên, đường thốt nốt Tri Tôn, An Giang từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt, hằng năm những gia đình ở Tri Tôn, An Giang theo nghề nấu đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công truyền thống mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 8.000 tấn đường mang tinh túy của đất trời miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc.
Trương Hoàng Hân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân