Thế mạnh phát triển sản phẩm OCOP Bình Thuận
Bình Thuận công nhận 56 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh
Đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020. Nhờ đó, địa phương nhận rõ những thế mạnh nông nghiệp, ban hành nhiều chỉ đạo nhằm gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP.
Với đường bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn, Bình Thuận hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển cả 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy, những mặt hàng đạt chuẩn OCOP của địa phương bắt nguồn từ nhiều nhóm sản phẩm khác nhau: nước mắm truyền thống, nước tương, thủy hải sản đã qua chế biến, rau, củ, quả, hạt, gạo, ngũ cốc,...Tính đến nay, Bình Thuận công nhận 56 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 30 sản phẩm cấp 3 sao và 26 sản phẩm 4 sao.
Hơn thế nữa, địa phương tích cực ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, đã góp phần đa dạng hóa nông phẩm, phát triển thêm nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn OCOP. Tháng 9/2021, Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Nghị quyết 5 về Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị kinh tế cao. Qua đó, tỉnh đặc biệt chú trọng tái cơ cấu quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và phát triển thêm nhiều sản phẩm cây ăn trái. Trang trại Bình An (huyện Hàm Thuận Bắc) đã thu hẹp diện tích trồng cây thanh long, đưa vào canh tác giống nho công nghệ cao được nhập khẩu từ nước ngoài (Mỹ, Ý, Nhật). Nhờ ứng dụng kỹ thuật hiện đại, năng suất và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn gần như trồng ở bản xứ. Mỗi năm trang trại thu hoạch 2 hecta nho trong 2 mùa vụ, tăng 1 vụ so với nho truyền thống. Ngoài ra, trang trại dâu tây Hạnh Hương (huyện Hàm Thuận Bắc) đã trồng được dâu trên vùng đất có khí hậu khắc nghiệt như Bình Thuận, dựa vào công nghệ Aquaponic. Đây còn được gọi là mô hình trồng dâu tây thủy canh kết hợp với nuôi cá (lấy phân cá để cây hấp thụ và cho ra trái).
Trang trại dâu tây Hạnh Hương trồng dâu ứng dụng công nghệ Aquaponic
Đồng thời, các cơ quan địa phương không ngừng tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Cuối năm 2020, Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án “Xây dựng sàn thương mại điện tử hỗ trợ kết nối giao thương 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng”. Theo đó, vào tháng 10/2021, Sở Công thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử hoàn thiện sàn thương mại điện tử tại trang web http://sanphamdiaphuong.com.vn. Nơi đây trở thành chợ nông sản 4.0, giúp 3 tỉnh giáp ranh giao lưu, quảng bá mặt hàng OCOP địa phương. Sở Công Thương dự kiến: Cuối năm 2021 sẽ tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP (quy mô 100 gian hàng) ở Bình Thuận, phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh triển lãm các gian hàng OCOP ở những Hội chợ OCOP khác trên toàn quốc. Ngoài ra, Sở sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia hoạt động giao thương, hội nghị kết nối cung cầu (trực tuyến và trực tiếp) với những tỉnh, thành khác. Nhờ đó, mặt hàng OCOP Bình Thuận sẽ được quảng bá, kết nối tiêu thụ ở khắp các hệ thống phân phối, điểm giới thiệu và bày bán sản phẩm OCOP trên toàn quốc.
Bình Thuận tham gia ngày hội OCOP ở An Giang
Trong vài năm trở lại đây, Bình Thuận đã khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển của các sản phẩm OCOP địa phương. Không dừng lại ở đó, UBND tỉnh đã lên kế hoạch cho giai đoạn 2021 – 2025 để OCOP thực sự là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống và chất lượng cho người dân. Đặc biệt, các cơ quan địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những sản phẩm có triển vọng tham gia OCOP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển sản phẩm mới (chú trọng sản phẩm truyền thống, sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng); tập trung nâng cấp tổ chức và hoàn thiện sản phẩm; xây dựng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm; thiết lập chuỗi liên kết sản phẩm OCOP bền vững.
Bài, ảnh: Kim Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Tin khác
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
10:57 | 24/09/2024 OCOP
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
08:56 | 24/09/2024 OCOP
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
10:44 | 23/09/2024 OCOP
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
14:03 | 20/09/2024 OCOP
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân