Tháo gỡ khó khăn phát triển sản xuất làng nghề gỗ Hương Mạc

LNV - Bắc Ninh là mảnh đất hội tụ những tinh hoa văn hóa của rất nhiều làng nghề truyền thống, mang giá trị lịch sử lâu đời. Những người nghệ nhân ở đây sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình tạo ra những sản phẩm tinh tế, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó có làng nghề mộc ở Hương Mạc, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Gỗ Hương Mạc khẳng định thương hiệu

Làng nghề nơi đây quy tụ những đôi tay lành nghề của các nghệ nhân lâu năm đã tạo nên các sản phẩm từ gỗ độc đáo, chất lượng, mẫu mã đẹp và đầy tính nghệ thuật.

Theo các vị bô lão trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) khi đi xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế... đã khảm trai trước khi tiến cung.

Họ đã để lại cho đời sau những công trình văn hóa như đình làng Hương Mặc có từ thời Lê, xây dựng lại vào thời Nguyễn và đến tận bây giờ nó trở thành một công trình kiến trúc khang trang bề thế. Rồi một số nhà thờ của các bậc đại khoa đã được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa như: đền thờ cụ Tiết nghĩa Đàm Thận Huy, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, đền thờ Quốc sư Đàm Công Hiệu, đền thờ Quận công Đàm Đình Cư, đền thờ cụ Hoàng giáp Đỗ Đại Uyên… Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.


Người thợ đang miệt mài từng chi tiết, tạo hồn cho tác phẩm


Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc gỗ ở Hương Mạc thực sự phát triển vào đầu những năm 1990. Bằng khối óc, bàn tay khéo léo của mình, những nghệ nhân, người thợ làng nghề vẫn lưu giữ được những giá trị tinh hoa của sản phẩm truyền thống. Cùng với sự sáng tạo trong các công đoạn xử lý nguyên liệu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ…, giúp sản xuất làng nghề ngày càng phát triển. Đến nay sản phẩm của Hương Mạc đã có mặt khắp nơi trong đất nước và vươn sang một số thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan….

Hầu như món hàng nào người làng Hương Mạc cũng đều chế tác được.

*Đồ gỗ nội thất cao cấp như: bàn ghế, giường, tủ, sập, kệ, bàn ghế ăn,…

*Đồ thờ: bàn thờ, tủ thờ, ban thần tài, hoành phi, câu đối, các loại tượng gỗ, lộc bình…

*Các loại tranh gỗ treo tường như: tranh tứ quý, tranh phong thủy, tranh tứ linh và rất nhiều loại tranh bằng gỗ các loại khác.

*Đồ gỗ trang trí như: đồng hồ cổ, cặp lộc bình cổ, khay nước bằng gỗ, giá ngà, khay trà cổ….

*Đồ nội thất văn phòng: kiểu cổ, tân cổ...

*Đồ nội thất khách sạn: cao cấp...

*Quà tặng gỗ mỹ nghệ.

Nguyên liệu được sử dụng ở đây là gỗ tự nhiên, và thường là loại gỗ quý hoặc hiếm như: gỗ lim, trắc, mun, hương đá, hương xám, cẩm lai, gõ đỏ, cà te, nghiến… Có những loại gỗ bán và mua theo kg, giá vài chục đến cả trăm nghìn đồng. Vậy nên không hiếm những bộ đồ gỗ có giá lên đến hàng trăm triệu - và cả tỷ đồng ở làng Hương Mạc.

Thị trường tiêu thụ chính của đồ gỗ Hương Mạc là cả trong và ngoài nước như Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Malaysia…

Toàn xã hiện có gần 5.000 hộ, trong đó tỷ lệ hộ dân làm nghề đồ gỗ mỹ nghệ chiếm từ 80 - 85%; có khoảng 50 công ty, hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh mỹ nghệ; 05 người được công nhận “Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ”.

Trên địa bàn xã có 8 dự án cụm công nghiệp, khu dịch vụ làng nghề và giới thiệu sản phẩm với tổng diện tích quy hoạch là 70,5ha, trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động.
Mỗi năm, doanh thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã đạt khoảng 450 tỷ đồng (chiếm tới 90% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của địa phương). Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,4%. Cơ sở hạ tầng xã hội được chú trọng đầu tư đồng bộ, năm 2016, xã Hương Mạc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức

Mặc dù làng nghề gỗ mỹ nghệ Hương Mạc hiện đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn, thách thức.

Đó là về đặc thù sản phẩm, chưa phong phú, còn mang tính thủ công và đậm nét văn hóa truyền thống Á Đông. Bên cạnh đó, nguyên liệu, giá cả, biến động thị trường và xu hướng tiêu dùng thay đổi, thiếu nguồn lao động có tay nghề cũng là những thách thức đáng kể khác.

Một nghịch lý là kinh tế càng phát triển, đời sống càng hiện đại thì thị phần của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống càng bị thu hẹp. Các sản phẩm của Hương Mạc phần lớn là những sản phẩm mang tính truyền thống, phù hợp với không gian rộng với các các chi tiết chạm trổ, kiểu dáng cồng kềnh. Về tương lai thì Hương Mạc phải tìm được hướng đi riêng cho làng nghề, cần mạnh dạn phát triển các dòng sản phẩm mới cho phù hợp xu hướng và phù hợp với từng thị trường đặc thù riêng. Cải tiến sản phẩm để phù hợp với xu thế, mở rộng đối tượng khách hàng, trong khi vẫn tận dụng được ưu thế về sản xuất và tay nghề để tạo điểm nhấn riêng. Ví như thị trường châu Âu họ rất ưa các đồ nội thất gỗ tự nhiên nhưng theo phong cách riêng của họ - văn hóa châu Âu (không phải Á Đông).


Bộ bàn ghế gỗ cao cấp chạm trổ tinh xảo dưới bàn tay của các nghệ nhân


Nguồn nguyên vật liệu mà làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ sử dụng chủ yếu là gỗ tự nhiên quý như gỗ gụ, gỗ mun, hương đá, hương xám, gõ đỏ, gỗ chắc, nu nghiến, cẩm lai… Đa phần các loại gỗ trên đều đã bị cấm khai thác ở Việt Nam, nguồn hợp pháp còn rất ít. Gỗ nhập từ Lào, Cam-pu- chia có chất lượng tốt nhưng cũng không còn nhiều. Gỗ nhập từ Nam Phi, ca mơ run,…chất lượng không tốt bằng và ngày càng khó khăn do các quy định về xuất xứ và bảo vệ môi trường. Có thể nói nguồn nguyên liệu cho làng nghề ngày càng khan hiếm, độ quý của sản phẩm tăng nhưng giá thành cũng ngày càng cao. Vấn đề xuất xứ gỗ cũng là rảo cản khi muốn mở rộng thị trường ra các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật…Vì vậy, làng nghề Hương Mạc cần mở rộng ứng dụng các loại gỗ mới, nguyên liệu mới trong sản xuất. Mạnh dạn sử dụng các loại gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu có tính chất cơ lý cao như óc chó, sồi…là những gỗ có giá thành rẻ, nguyên liệu dồi dào, xuất xứ rõ ràng…để sản xuất các mẫu sản phẩm trẻ trung, đáp ứng các đơn hàng lớn, đơn hàng xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu sản phẩm mới kết hợp giữa gỗ với nệm mút, da, vải nỉ, vàng, đồng,…

Các cơ sở sản xuất cần có sự liên kết với nhau trong việc tìm hướng mở rộng thị trường, cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo đó hướng đến thị trường nhiều nước hơn nữa, không bó hẹp tại một nước để tránh tình trạng ùn hàng, không xuất khẩu được ở nước này sẽ có bạn hàng ở nước khác, đồng thời liên kết thành lập hội ngành nghề, chia sẻ về kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn.

Bên cạnh đó, về phía chính quyền địa phương cần tích cực đẩy mạnh tạo điều kiện giúp các hộ sản xuất, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư trang thiết bị máy móc, thu mua nguyên liệu về đến nơi sản xuất.

Hy vọng với những giải pháp tích cực và đồng bộ, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thời gian tới làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hương Mạc sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thanh Hoa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.

Tin khác

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

LNV - Trong 8 tháng đầu năm 2023, lực lượng kiểm lâm Thành phố Hà Nội đã phát hiện 15 vụ vi phạm về lâm nghiệp, tịch thu hơn 5,8m3 gỗ thông thường quy tròn, gần 1,6m3 gỗ quý hiếm và nhiều sản phẩm đồ gỗ không có giấy tờ hợp pháp...
Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) từ lâu vốn nổi tiếng là làng nghề nuôi rắn lớn bậc nhất ở Việt Nam. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi rắn truyền thống đã và đang có chiều hướng phát triển tốt với các sản phẩm chế biến từ rắn ngày càng đa dạng hơn.
Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

LNV - Sâu thẳm trong trái tim của những người làm nghề thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, giấc mơ về một làng nghề vẫn thắp sáng, ngọn lửa ấy vẫn luôn rực sáng trong hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

LNV - Với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.
Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

LNV - Làng nghề tương bần ở thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) đã tồn tại hàng trăm năm với món tương đặc trưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

LNV - Sáng 22/9, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50, phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn.
Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

LNV - Sắp tới, tại Sân vận động huyện Sóc Sơn sẽ diễn ra Festival nông sản Hà Nội năm 2023. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) và diễn ra trong vòng 4 ngày, từ 28/9 đến 1/10/2023.
Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

LNV - Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (số 247 Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM), Ban liên lạc (BLL) Quân giới Nam bộ B2 - TP. HCM đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập ngành Quân giới Việt Nam (15/9/1945 – 15/9/2023), Buổi lễ nhằm gặp mặt, ôn lại những truyền thống vẻ vang và đóng góp to lớn của ngành.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động