Thanh Hoá: Phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư nên nó còn được xem như là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn. Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, đa số các làng nghề vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội.
Thanh Hóa hiện có khoảng 155 làng nghề, nghề truyền thống trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Đáng nói, có nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời như nghề dệt chiếu ở Nga Sơn, nghề làm bánh gai tại Tứ Trụ (Thọ Xuân), sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng (Tĩnh Gia), dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), dệt thổ cẩm Cẩm Lương (Cẩm Thủy), mây tre đan Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa)... Đặc biệt, nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, trong đó có những làng nghề nằm rất gần, thậm chí nằm ngay tại các điểm du lịch rất thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Với gần 30.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc 155 làng nghề, thu hút khoảng 64.000 lao động. Hiện nay, Thanh Hoá đã xây dựng được một số sản phẩm bước đầu được du khách biết đến, như: Nem chua TP. Thanh Hóa, nước mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ... Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã nhận thức rõ giá trị mang lại từ việc phát triển du lịch gắn với làng nghề, nhưng quá trình triển khai lại gặp phải nhiều khó khăn. Hiện nay, chỉ một số làng nghề trọng điểm được quan tâm, hỗ trợ, đầu tư về hệ thống giao thông, đường làng, khu trưng bày… còn lại các làng nghề cơ sở vật chất còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng yêu cầu kinh doanh dịch vụ, hay chỉ đơn thuần tập trung mục đích giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Hơn nữa, công tác phối hợp giữa các ban, ngành xây dựng cơ chế quản lý làng nghề, quy hoạch phát triển làng nghề, cũng như bảo tồn và phát triển, thiết lập mạng lưới du lịch làng nghề còn nhiều hạn chế.
Để giải quyết những tồn tại trên, thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều nỗ lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch làng nghề, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVIII đã đưa ra chỉ tiêu: Vào năm 2020, Thanh Hóa phấn đấu đón 11,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó 400.000 khách quốc tế, doanh thu đạt khoảng 20.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động... Để hoàn thành mục tiêu trên, ngoài các loại hình du lịch truyền thống, việc phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch làng nghề cần được quan tâm hơn nữa.
Một trong những nhân tố quan trọng nhất để phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch chính là kinh phí. Bởi vậy, tỉnh cần có ưu tiên các nguồn lực nhất định để triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII ban hành theo Quyết định số 290/QĐ-TU, ngày 27/5/2016, trong đó ưu tiên vốn cho phát triển du lịch làng nghề. Ngoài nguồn ngân sách, khuyến khích các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, coi đây là nhân tố chủ yếu trong phát triển du lịch làng nghề xứng tầm và đạt hiệu quả cao. Trong xu thế phát triển mới, tỉnh cần có cơ chế khuyến khích thành lập các hội, hiệp hội làng nghề, nhất là các nhóm du lịch làng nghề để ưu tiên phát triển. Hiệp hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường, đấu mối với các doanh nghiệp du lịch tổ chức đưa du khách đến với các làng nghề.
Hoàng Vũ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 Tin tức
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 Làng nghề, nghệ nhân
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 Tin tức
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 Nghiên cứu trao đổi