Thanh Hóa: Khởi sắc làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô
Về xứ Thanh hỏi đến làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô có lẽ ai cũng biết. Về làng Hồng Đô, chúng ta sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng dâu xanh ngắt, những tiếng thoi dệt nhiễu kêu lóc cóc, đặc biệt là những ngôi nhà cao tầng nằm sát nhau, chứng minh cho những khởi sắc của làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô.
Khâu nuôi tằm kì công và bận rộn.
Tương truyền vào thế kỷ XV, trong một lần Anh hùng dân tộc Lê Lợi bị giặc Minh truy kích, ông đã ẩn náu tại làng Hồng, được người dân mang những tấm nhiễu làm ra phủ lên người để che giấu. Sau khi lên ngôi, Hoàng đế Lê Thái Tổ đã ban cho làng tên mới là Hồng Đô. Đầu thế kỷ XX nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô phát triển ngang hàng với các nghề truyền thống trên cả nước như lụa Hà Đông, tơ Nam Định…
Nghề dệt nhiễu rất quan trọng khâu trồng dâu nuôi tằm, khâu bận rộn và cẩn trọng nhất. Để có được cân kén, búp tơ, tấm nhiễu, người trồng dâu nuôi tằm cũng phải trăn trở, toan lo, chăm chút và phải trải qua một quy trình chăn nuôi rất nghiêm ngặt với những yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm nhà nghề. Đến khâu dệt nhiễu cũng lắm công phu, để có được những tấm nhiễu đẹp, mịn thì người thợ phải chọn tơ tốt, sợi phải bóng làm ra được một tấm nhiễu phải trải qua từ 17 - 20 công đoạn. Người thợ dệt phải ngồi thật cân đối, con thoi đưa qua lại phải thật đều tay, đòi hỏi phải có sức bền, tâm huyết với nghề thì mới có những sản phẩm đẹp đến tay người tiêu dùng.
Người dân đang phơi tơ tằm tại cơ sở sản xuất (ảnh Trần Đàm)
Trong cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt, đã có lúc nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô đứng trước nguy cơ mai một khi chỉ còn vài hộ ở làng duy trì được nghề ươm tơ, diệt nhiễu.
Để duy trì và phát triển ngành nghề, những năm qua cùng với cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, huyện Thiệu Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục, tạo thêm cơ chế hỗ trợ khôi phục nghề, nên nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã khởi sắc trở lại.
Vào thời điểm phát triển nhất của nghề, làng Hồng Đô có tới 300 khung dệt, 400-500 thợ dệt có tay nghề và mỗi năm xuất đi khắp nơi, sang cả Lào và Trung Quốc khoảng 15.000 tấm nhiễu. Làng dệt cũng lan sang các làng và Thiệu Đô trở thành một “xã nghề” nức tiếng. Những năm gần đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Thiệu Đô không còn phát triển như xưa và nghề dệt nhiễu cũng thu hẹp dần phạm vi, số khung dệt, thợ dệt theo đó cũng giảm dần. Thực trạng này, âu cũng là vấn đề chung của nhiều làng nghề truyền thống, khi mỗi sản phẩm thủ công làm ra thường tiêu tốn nhiều chi phí, dẫn đến khó cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất công nghiệp cùng loại. May mắn là, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thiệu Đô có ý thức cao trong việc gìn giữ nghề truyền thống lâu đời này.
Nhiều sản phẩm được làm từ chất liệu tơ tằm của làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô đã đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài như Nhật,
Mỹ, Châu Âu…
Những năm gần đây, cùng với những cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, tạo nhiều cơ chế hỗ trợ khôi phục nghề, nên nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu khởi sắc trở lại.
Bài, ảnh: Minh Lý
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội