Sơn La: Khai thác tối đa tiềm năng xây dựng nông thôn mới
Sơn La sở hữu quỹ đất phát triển nông nghiệp chiếm gần 75% diện tích đất tự nhiên với 2 cao nguyên là: Mộc Châu và Nà Sản cùng hàng ngàn ha mặt nước trên các lòng hồ thủy điện. Khát vọng vươn lên từ một vùng nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ, lạc hậu, các cấp chính quyền quyết tâm đánh thức tiềm năng về rừng, đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước.
Cà phê cho năng suất cao tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La |
Sơn La một thời “ngô leo lên núi, núi ngả núi đầu”, là vựa ngô lớn nhất cả nước nhưng người dân vẫn bấp bênh vụ đói, vụ no vì vòng xoáy “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Khắp nơi nghi ngút khói từ những vạt nương, triền đồi, người dân đốt nương để gieo ngô, xuống hom sắn. Độ dốc cao, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn trước đây là bài toán khó trong phát triển kinh tế đối với bà con trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Sơn La được đánh giá là “hiện tượng nông nghiệp” khi được biết đến là vựa trái cây lớn nhất miền bắc với thu nhập hộ làm nông nghiệp từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha…
Là huyện vùng cao, tiếp giáp biên giới, huyện sông Mã gặp rất nhiều khó khăn trong canh tác, sản xuất nông nghiệp với các mô hình manh mún, nhỏ lẻ, cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, Ban Thường vụ Huyện ủy Sông Mã đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/HU. Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn; chú trọng liên kết tiêu thụ bằng cách thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, tiến tới vùng chuyên canh; tập trung tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Đến nay, sông Mã có trên 10.700 ha cây ăn quả các loại, huyện đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả tăng lên 11.000 ha, sản lượng 80.000 tấn; 1.000 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; 1.000 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ và 1.000 ha cây ăn quả được chứng nhận VietGAP; 300-500 ha nhãn sản xuất trái vụ. Cùng với đó, duy trì từ 20-25 HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; 5% tổng diện tích cây ăn quả sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm tự động; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 35%...
Nông dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao gia trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản. |
Ông Lò Văn Sinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã chia sẻ: Việc tích cực chuyển đổi phương thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến đã và đang giải quyết bài toán về tiêu thụ quả tươi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Hơn nữa, các công ty, HTX được mở rộng, ổn định sản xuất còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Ông Lê Danh Phúc, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bảo Minh, xã Chiềng Khoong, Huyện Sông Mã cho biết: Trước đây, long nhãn sấy khô bằng lò sấy than thủ công, một ngày chỉ làm được 50-100 kg. Từ khi áp dụng lò sấy hơi ép nhiệt kín, công suất một ngày tăng lên 5-6 tạ. Việc chuyển đổi hoạt động chế biến long nhãn từ lò sấy than thủ công sang lò sấy hơi ép nhiệt kín, nên chất lượng sản phẩm được bảo đảm từ hương vị, màu sắc, không sử dụng chất bảo quản, không thêm đường tạo ngọt và rút ngắn thời gian sấy. Sản phẩm nhờ đó mà được thị trường đón nhận và giúp HTX có nhiều cơ hội kết nối với các thị trường nước ngoài.
Chẳng còn những vạt nương cháy xám, trọc lốc, khói bụi đỏ mắt mà đến Sơn La, đâu đâu cũng thấy những triền đồi bạt ngàn hoa trái. Sức sống mới trên những sườn đồi với những sản phẩm hoa quả Sơn La nức tiếng, chất lượng và hương vị khác biệt so với các địa phương khác.
Không còn việc trồng cây ăn quả trông đợi vào tự nhiên, giờ đây, nông dân Sơn La tập trung thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm khi có sự đồng hành của các chuyên gia, doanh nghiệp và áp dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào chế biến liên kết và phát triển sản phẩm theo hướng bền vững.
Bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho hay, Mộc Châu là mảnh đất được thiên nhiên phú cho thổ nhưỡng màu mỡ, khí hậu lạnh ở rơi rẻo cao nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, giờ đây, bà con nông dân không chỉ tập trung vào sản xuất và còn không ngừng nâng cao chất lượng. Việc sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP đang dần trở thành nếp sản xuất của người dân huyện mộc Châu khi đem lại giá trị nông sản nâng cao, thị trường đầu ra ổn định, đem lại thu nhập cao hơn nhiều lần sao với trước đây.
Phát huy các giá trị văn hoá truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thông
Song song với thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Sơn La cũng không ngừng phát triển các lợi thế du lịch của mình. “Sản xuất xanh, sạch, bền vững” – Chiến lược lớn thứ 2 của tỉnh Sơn La dành cho phát triển du lịch.
Miền đất huyền thoại, giàu giá trị như Sơn La đón bạn bè trong nước và quốc tế tới để chiêm ngưỡng di sản quý giá, mô hình sáng tạo độc đáo. Trên nền của trầm tích đất, giá trị của con người bản địa với những nét văn hóa đặc trưng, phong phú, đậm đà bản sắc như: Khắp Thái, Lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Hết Chá, lễ hội Xên Mường (Lễ hội Hoa Ban), lễ hội Cầu Mùa….Nơi đây còn lưu giữ nền ẩm thực lễ hội giàu hương sắc núi rừng Tây Bắc như: Pa pỉnh tộp (Cá nướng gập), Cơm lam, xôi ngũ sắc, cháo Mắc nhung, canh Vón vén…
Đáng chú ý Sơn La đang khéo léo vận dụng thành quả nổi bật của phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch. Bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Mộc Châu định hướng phát triển tương hỗ giữa nông nghiệp và du lịch. Khí hậu mát mẻ, bản sắc phong phú, cùng với lịch sử hình thành hơn 60 năm nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu đã là bàn đạp vững chắc để Mộc Châu đi đầu trong việc phát triển du lịch. Hơn nữa, hiện nay huyện vẫn còn rất nhiều bản làng còn nguyên vẹn đang được khai thác phát triển thành các bản làng du lịch cộng đồng. Điển hình như việc phát triển mô hìnhDu lịch cộng đồng bản Pa Phách - Miền quê đáng sống tại xã Đông Sang.
“Mộc Châu hướng tới việc phát triển du lịch không chỉ là dịch vụ du lịch thuần tùy với các dịch vụ tham quan, ngắm cảnh mà còn là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lâu đời”- Bà Nguyễn Thị Hoa nhấn mạnh.
Đến với Thuận Châu, Ông Nguyễn Văn Thực – Phó Phòng nông nghiệp huyện Thuận Châu chia sẻ: Huyện khai thác tối đa địa hình, lợi thế và di tích văn hóa lịch sử để phát triển du lịch. Cùng với tài nguyên sẵn có như: Đèo Pha Đin, di tích lịch sử kì đài Thuận Châu, hang Bản Thắm, huyện tập trung phát triển du lịch cộng đồng, trong đó Điểm du lịch Pha Đin Top đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Thời gian tới, huyển sẽ triển khai xây dựng Khu du lịch Đèo Pha Đin với đa dạng hình thức: Du lịch tâm linh, du lịch văn hóa…Đây sẽ là điểm nhấn cho bức tranh du lịch Sơn La.
Phát triển du lịch nông thôn không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người dân mà còn góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Nhờ đó, cuộc sống của người dân nơi đây đổi thay từng ngày. Những nếp nhà mới bên cạnh đường xá khang trang trải dài từ quốc lộ vào đến bản làng.
Du lịch Sơn La được đánh giá là trung tâm du lịch quan trọng trên hành lang du lịch “Qua miền Tây Bắc” theo quốc lộ 6. Tính riêng năm 2022, Sơn La đã đón đến 3,3 triệu lượt khách du lịch giúp giải quyết phần lớn việc làm cho bà con nông thôn. Hơn nữa, du lịch còn thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn bằng các sản phẩm OCOP. Đây là hướng phát triển bền vững giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống bằng chính các sản phẩm đặc trưng của đồng bào, của dân tộc mình. Du lịch nông thôn đang là đòn bẩy quan trọng để Sơn La về đích nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá
Từ một tỉnh tương đối khó khăn, xuất phát điểm thấp nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền và người dân Sơn La, diện mạo nông thôn mới của mảnh đất trung tâm Tây Bắc có sự khởi sắc rõ rệt. Xây dựng NTM tại Sơn La đã bước vào giai đoạn III. Hết năm 2023, toàn tỉnh đã có 65 xã nông thôn mới (vượt chỉ tiêu 1 xã so với kế hoạch đề ra), 5 xã nông thôn mới nông cao. Thành phố Sơn La hoàn thành xây dựng NTM, huyện Quỳnh Nhai đang phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2025.
Đồng thời, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 10 mã số đóng gói quả tươi xuất khẩu, cấp cho 9 tổ chức, cá nhân; 218 mã số vùng trồng xuất khẩu cho 7 loại cây trồng gồm: nhãn, xoài, chuối, thanh long, mận, mắc ca, chanh leo, với tổng diện tích 3.151,0 ha xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường: Trung Quốc, Úc, Mỹ, Newzealand, EU và thị trường khác giúp nông dân 3 được “được mùa, được giá, được thu nhập”.
Toàn tỉnh đã đánh giá và công nhận được 110 sản phẩm của 78 chủ thể sản xuất. Trong đó: 1 sản phẩm 5 sao, 51 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 58 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trên cơ sở đó, tỉnh tiếp tục rà soát các sản phẩm có tiềm năng có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp mang đặc tính đặc hữu của miền Sơn cước có giá trị kinh tế và thương mại cao có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần.
Nhận định phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, Sơn La nhấn mạnh việc “phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng xanh”. Trên địa bàn tỉnh có 611 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 8 khách sạn từ 3 sao trở lên, còn lại là nhà nghỉ du lịch, homestay và các loại hình lưu trú du lịch khác. Năm 2023, nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh Sơn La ước đạt 5.900 lao động trực tiếp, trong đó nhân lực đã qua đào tạo chiếm tới 60%.
Tổng lượng khách đến Sơn La ước đạt 4.500.000 lượt người, đạt 115% so với kế hoạch năm 2023 (bằng 136% so với năm 2022). Doanh thu ước đạt 4.700 tỷ đồng, đạt 145% so với kế hoạch 2023 (bằng 158% so với năm 2022). Đây là doanh thu lớn đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế tỉnh và phát triển kinh tế nông thôn.
Ông Nguyễn Thành Công – Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: So với trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn tỉnh Sơn La đã có sự thay đổi vượt bậc. Hệ thống điện, đường, trường trạm được đảm bảo, kết nối từ tuyến quốc lộ vào tận thôn, bản. Sự lớn mạnh của nhiều HTX, thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết bài toán lao động địa phương. Tất cả đã tạo nền tảng quan trọng để tỉnh triển khai các mục tiêu phát triển mới, hướng tới xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa.
Giai đoạn 2021-2025, Sơn La đã triển khai đồng bộ, toàn diện Bộ tiêu chí tại 3 cấp huyện – xã - bản. Từ việc định hình bộ khung số lượng đến chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí các cấp, tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành đồng bộ các chủ trương, chính sách, quy định, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện.
Trong đó, tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo 3 tiêu chí, đó là: Thu nhập, văn hóa, môi trường. Đây là 3 tiêu chí có ảnh hưởng sâu sắc, phản ánh thực tế chất lượng đời sống nhân dân. Các tiêu chí, chỉ tiêu khác là vệ tinh, yếu tố “cần” để thực hiện “đủ” 3 tiêu chí trung tâm này.
Tin liên quan
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu gắn với bản sắc địa phương
10:28 | 30/08/2024 Nông thôn mới
Hưng Yên: Tạo điều kiện cho làng nghề phát triển
10:50 | 29/05/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn
14:40 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai
09:29 | 18/11/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 | 13/11/2024 Nông thôn mới
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới
14:17 | 06/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc
13:46 | 05/11/2024 Nông thôn mới
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh
08:49 | 04/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 | 30/10/2024 Nông thôn mới
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân