Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trong năm 2023, chăn nuôi gia cầm trên địa bàn Hà Nội tiếp tục phát triển ổn định. Tổng đàn gia cầm hiện có của Hà Nội vào khoảng 41,9 triệu con, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Chăn nuôi gia cầm có sự gia tăng về tổng đàn góp phần cung cấp cho thị trường Hà Nội và các địa phương lân cận gần 135.000 tấn thịt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng sản lượng thịt gà đạt khoảng 101.000 tấn.
Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh cúm gia cầm sẽ giúp Hà Nội bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Chăn nuôi gia cầm có sự tăng trưởng một phần là nhờ việc kiểm soát dịch bệnh tương đối hiệu quả của ngành nông nghiệp. Dù vậy, nỗi lo dịch bệnh bùng phát là không thể chủ quan, nhất là cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thực tế, hồi tháng 5/2023, tại thôn Yên Nội (xã Đồng Quan, huyện Quốc Oai) đã ghi nhận 1 hộ chăn nuôi có gia cầm dương tính với vi rút cúm A/H5N1. Gần 1.000 gia cầm của hộ dân đã bị tiêu huỷ. Chính quyền địa phương cũng đã phối hợp cơ quan chuyên môn tiến hành khoanh vùng, khống chế, không để ổ dịch lây lan.
Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bệnh động vật nói chung, trong đó có cúm gia cầm luôn tiềm ẩn. Nguyên nhân là bởi tổng đàn gia cầm của TP rất lớn; mật độ chăn nuôi cao nên việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế.
Bên cạnh yếu tố thời tiết dễ phát sinh dịch bệnh động vật, Hà Nội lại là địa bàn trung chuyển, tiêu thụ một lượng lớn gia cầm, nhất là vào dịp Tết, khi nhu cầu thực phẩm tăng cao. Điều này dẫn đến nguy cơ gia cầm nhập lậu, thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm rất khó kiểm soát.
Giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi
Với quy mô dân số cư trú thường xuyên khoảng 10 triệu người, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nói chung, thịt gia cầm nói riêng của Hà Nội là rất lớn. Mức tiêu thụ thịt gia cầm dự kiến sẽ tăng, đặc biệt là trong thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Cúm gia cầm bùng phát có thể tác động rất lớn đến nguồn cung. Thống kê đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 32 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; trong đó có 10 cơ sở chăn nuôi gà và 1 cơ sở chăn nuôi vịt.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung, trên đàn gia cầm nói riêng, những năm qua, Hà Nội đã đẩy mạnh quy hoạch, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung. Đến nay, toàn TP đã hình thành được 98 khu chăn nuôi gia cầm ngoài khu dân cư.
Sở NN&PTNT Hà Nội cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm, kết hợp lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng. Đến nay, đã có hơn 27 triệu con gia cầm được tiêm phòng.
“Chi cục hướng dẫn, đôn đốc thú y viên cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi. Phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác thông tin, điều tra xác minh, khoanh vùng, khống chế ổ dịch khi phát sinh, tránh để lây lan diện rộng…” - ông Nguyễn Đình Đảng cho hay.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, hiện nay cơ quan chuyên môn của Sở vẫn duy trì trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo về tình hình dịch bệnh, trong đó có cúm gia cầm qua số điện thoại đường dây nóng (0243.3800115). Cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý theo đúng quy định.
Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới, hết miễn dịch. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, địa phương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung, cúm gia cầm nói riêng.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức