Sản phẩm OCOP phải gắn với chất lượng, không nên chạy theo số lượng
Theo các cơ quan chức năng, sở dĩ có tình trạng này là do 3 sản phẩm nêu trên đã không duy trì được các tiêu chí của Chương trình OCOP, trong đó giải thể hợp tác xã, không còn chủ thể (gạo Séng cù Lương Sơn); dừng sản xuất, kinh doanh sản phẩm và không có kế hoạch sản xuất lại (dưa lưới và thịt chua Trường Phát). Một vài ý kiến còn cho rằng, trong đợt đánh giá lại chất lượng của các sản phẩm OCOP của năm 2022, rất có thể sẽ có thêm một số sản phẩm OCOP bị tụt hạng sao. Nguyên nhân được xác định là do sau khi được tư vấn quốc gia hướng dẫn triển khai, thực hiện Chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 2100 ngày 17/10/2018 về việc Hướng dẫn tạm thời thực hiện chu trình OCOP tại tỉnh Lào Cai và là 1 trong 4 địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP (sau các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Quảng Nam). Trong khi ở thời điểm này, Trung ương chưa ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Ngày 21/8/2019, Trung ương mới ban hành Quyết định số 1048 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP. Đến ngày 8/6/2020, Trung ương tiếp tục ban hành Quyết định số 871 sửa đổi, bổ sung một số phụ lục của Quyết định số 1048, trong đó có yêu cầu một số tiêu chí tối thiểu trong đánh giá, phân hạng sản phẩm. Một vấn đề nữa là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến nhu cầu thị trường tiêu thụ giảm; hoạt động của các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, du lịch bị gián đoạn, dừng hoạt động, đứt gãy chuỗi vận chuyển, tiêu thụ đến các thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường khu vực phía Nam, khiến các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP không có tăng trưởng, hiệu quả thấp…
Bên cạnh nguyên nhân khách quan nêu trên, cũng có nguyên nhân chủ quan, đó là một số chủ thể sau khi có sản phẩm đạt OCOP đã tự hài lòng với kết quả đạt được, không có sự bứt phá, đổi mới để theo kịp xu hướng thị trường, chưa quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến, cải tiến bao bì, nhãn mác, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất như cam kết trong hồ sơ đăng ký, dẫn đến giá trị sản phẩm sụt giảm, mất lợi thế cạnh tranh. Một số chủ thể chưa chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại, chưa đa dạng kênh bán hàng, tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là áp dụng thương mại điện tử. Một số chủ thể chưa tâm huyết, chưa chủ động xây dựng nâng tầm thương hiệu, có dấu hiệu “hụt hơi” khi tham gia các thị trường mới.
Ngoài ra, quy định của Trung ương tại Quyết định 781 thì sản phẩm đạt 4 - 5 sao phải có: Quy mô sản xuất lớn, chủ thể sản xuất hoạt động hiệu quả (HTX xếp loại khá, các loại hình khác có 2 năm liền kề liên tiếp tăng trưởng dương), có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến của Việt Nam… Tuy nhiên, tại Lào Cai chỉ có một vài cơ sở đạt tiêu chuẩn chế biến tiên tiến (ISO, GMP), chưa có đơn vị nào đạt tiêu chuẩn HACCP, Hala.
Theo ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, việc thu hồi chứng nhận OCOP đối với những sản phẩm không đáp ứng tiêu chí đặt ra là rất bình thường, nhằm tạo công bằng cho các chủ thể cũng như đánh giá đúng giá trị của sản phẩm. Thế nhưng, đó là việc làm bất đắc dĩ, bởi mục tiêu của Chương trình OCOP đặt ra là những sản phẩm sau khi được công nhận OCOP sẽ phát triển tốt hơn. Để hạn chế tối đa sản phẩm bị tụt hạng sao hoặc bị thu hồi chứng nhận OCOP, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thay đổi từ chọn sản phẩm đến triển khai thực hiện và đánh giá. Ngay từ năm 2021, UBND tỉnh đã yêu cầu tất cả sản phẩm phải được hội đồng cấp huyện duyệt ý tưởng và được Hội đồng cấp tỉnh chấp thuận ý tưởng sản phẩm, mới cho phép làm hồ sơ tham gia OCOP, nên đã khắc phục một số hạn chế, bất cập trước đây. Cùng với đó, tiếp tục tổ chức thẩm định, đánh giá chặt chẽ, khách quan, đúng quy định, không chạy theo số lượng, thành tích, các sản phẩm được chứng nhận OCOP phải là tiềm năng, thế mạnh, đặc sản của các địa phương.
Còn ông Tạ Công Huy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh khẳng định: “Việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trải qua chu trình phức tạp, qua nhiều vòng, từ hội đồng đánh giá cấp huyện đến Hội đồng đánh giá cấp tỉnh (riêng cấp tỉnh tổ chức 2 lần đánh giá) với sự tham gia của đại diện 7 sở, ngành liên quan. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam”
Từ lâu, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai đã xã coi Chương trình OCOP là một giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, trọng tâm là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể. Chương trình được thực hiện theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, phù hợp và thích ứng với quy luật của kinh tế thị trường, đảm bảo 3 nguyên tắc: Sản phẩm địa phương hướng tới toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Năm 2022, Lào Cai tập trung hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá đối với những nội dung còn vướng mắc, bất cập, khó khăn trong triển khai thực hiện; bổ sung các trình tự, quy định về đánh giá lại sản phẩm và thu hồi sản phẩm không đạt tiêu chí để các địa phương căn cứ thực hiện.
Bài, ảnh: Hoàng Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân