Ra mắt cuốn sách “Nhời đàn bà” của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936)
Cuốn sách “Nhời đàn bà” là cuốn sách thứ hai do tủ sách “Phụ nữ tùng thư – Giới và phát triển” của NXB Phụ nữ phát hành, trong bộ sách dự kiến 14 tập “Lời Người Man di hiện đại” của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã theo đuổi suốt cuộc đời cầm bút (Từ 1906 – 1936) đã hoàn thành chính thức được phát hành ra mắt bạn đọc ngày 3/4/2018. Đây là cuốn sách có cùng khổ sách với cuốn thứ nhất “Phong tục và thiết chế của người An Nam” do NXB Tri Thức phát hành năm 2013.
Sách dày 240 trang, chọn lọc các bài viết của học giả Nguyễn Văn Vĩnh chuyên về phụ nữ. Đặc biệt toàn bộ các bài viết đầu tiên được đăng trong chuyên mục “Nhời đàn bà” trên tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ “Đăng Cổ Tùng Báo” ra đời năm 1907 đều được đưa vào cuốn sách. Một số bài viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh, được dịch giả Nguyễn Như Phong và Phạm Văn Tuân chuyển ngữ sang tiếng Việt, ông Nguyễn Lân Bình cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh biên soạn...
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936)
Chuyên mục “Nhời đàn bà” của học giả Nguyễn Văn Vĩnh được đăng trên Đăng Cổ Tùng Báo (20 bài) và Đông Dương tạp chí (53 bài) đều không có tựa đề riêng mà chỉ gộp chung lại trong mục “Nhời đàn bà” và đều ký tên Đào Thị Loan. Các bài trong mục “Nhời đàn bà” bàn đến mọi vẫn đề, mọi góc cạnh của người phụ nữ: từ chuyện mang thai, nuôi dạy con, chăm sóc chồng con, trang phục, vệ sinh, nữ công gia chánh, đối nhân xử thế...
Các bài viết trong mục “Nhời đàn bà” trên Đăng Cổ Tùng Báo và Đông Dương tạp chí, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh là trong những nhà báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam đảm nhiệm viết chuyên mục dài ngày trên một tờ báo, luôn có nội dung mới, hấp dẫn bạn đọc. Những bài viết nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh trên các tờ báo tiếng Việt có một văn phong rất riêng, đóng góp rất lớn vào sự phát triển báo chí tiếng Việt. Nền báo chí sau này đã có sự thừa hưởng thành quả của Nguyễn Văn Vĩnh đã để lại.
Bìa cuồn sách (Nhời đàn bà)

Bên cạnh chuyên mục “Nhời đàn bà” của Ngyễn Văn Vĩnh cỏn viết 19 bài: Xét tật mình đăng nhiều kỳ trong mục độc lập trên Đông Dương tạp chí nêu lên những tật xấu của quan lại và người dân Việt Nam như: Tính ỷ lại trong cuộc sống số 8; Con ăn uống là việc quan trọng hàng đầu số 10; Ăn mặc suồng sã hới hênh số 14; Lối học cổ hủ thông qua tiếng Trung Hoa, tác hại đến hoạt động trì trệ của dân tộc số 16; Lợi dụng đau khổ của đồng bào để trục lợi số 17... Mục đích của ông khi viết một loạt bài nhằm làm cho nhân dân nhanh chóng vứt bỏ những hủ tục xấu, tiếp thu những tri thức mới của phương Tây. Để có những bài viết phản ánh đúng thực trạng xã hội đòi hỏi nhà báo phải có tri thức và phông văn hóa rộng, quan trọng phải dũng cảm viết đúng sự thật.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) ông là một nhà báo, nhà văn, dịch giả, nhà tân học dưới nhiều bút danh như: Tân Nam Tử, Quan Thành, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan, Tông Gia...Những sản phẩm báo chí để lại qua 30 năm làm báo và xuất bản của Nguyễn Văn Vĩnh đã hội tụ và minh chứng được đầy đủ những tố chất của nhà báo tài ba, chân chính, ông xứng đáng là tấm gương của nhiều thế hệ nhà báo đi sau học tập.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh từ trần ngày 2 tháng 5, 1936, đám tang ông được tham dự đông đảo các đại diện làng báo của cả 3 kỳ Nam Trung Bắc, trọng thể và đông đảo, diễn hành trên đường phố dưới dòng chữ vinh danh “Ông tổ của nghề báo” Việt Nam.
Hiện Tủ sách Phụ nữ tùng thư - Giới và Phát triển đã xuất bản bản được các cuốn: Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta, Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta, Một Điểm tinh hoa- Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ (Bản dịch chú và phiên âm đầy đủ nhất các tác phẩm của Đoàn Thị Điểm), Lời người Man di hiện đại - Nhời đàn bà (Nguyễn Văn Vĩnh).
Trong thời gian tới, Tủ sách sẽ xuất bản nhiều đầu sách đáng chú ý như: Phan Bội Châu: Vấn đề phụ nữ ở nước ta, Lời người Man di hiện đại-Nguyễn Văn Vĩnh với các vấn đề giáo dục, Lời người Man di hiện đại- Vai trò của trí thức và ảnh hưởng đối với xã hội, Lời người Man di hiện đại- Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng thời, Bàn về vấn đề phụ nữ trên “Phụ nữ tân văn”, Bí ẩn nữ tính, Nam nữ bình quyền, Diễn ngôn về thân thể phụ nữ trong văn học…
Đồng thời với buổi ra mắt Tủ sách Phụ nữ tùng thư - Giới và Phát triển, cuốn sách Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta cũng sẽ được giới thiệu. Tham gia tọa đàm có các diễn giả: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - cháu nội của Đạm Phương nữ sử, TS Bùi Trân Phượng - nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử phụ nữ Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học Đoàn Ánh Dương - người tuyển chọn, giới thiệu sách Đạm Phương nữ sử - Vấn đề phụ nữ của nước ta. Đảm nhận vai trò MC là nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên...
Bài và ảnh: Minh Xuân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
11:26 | 02/04/2025 Tin tức
Tin khác

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước
16:01 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao
15:13 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách
08:27 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng
11:29 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa
11:26 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân