Phục hồi và bảo tồn các vùng đất ngập nước
Hiện nay, vùng đất ngập nước cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới; hơn một tỷ người hiện đang sinh sống dựa vào các vùng đất ngập nước và có tới 40% các loài sinh vật sống hoặc dựa vào những vùng đất ngập nước.
Ảnh minh họa
Việt Nam có khoảng 12 triệu ha đất ngập nước, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên quan trọng như các hồ, đầm, rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước ven biển rất có giá trị về đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, chất lượng đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đất ngập nước của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày một nghiêm trọng, nhất là các hệ sinh thái vùng biển triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cùng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm đang bị giảm sút nhanh chóng về cả số lượng và quy mô, diện tích phân bố.
Theo đánh giá của Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), sự suy thoái và mất đất ngập nước ở nước ta thời gian qua là do chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác quá mức. Các chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất như chuyển từ đất cạn sang đất ngập nước (đắp đập thủy điện, hồ chứa, nuôi trồng thủy sản, quai đê lấn biển, tái định cư…) hoặc thay đổi chế độ thủy văn đã làm suy giảm các giá trị của nhiều vùng đất ngập nước.
Trong khi đó, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước.
Mặt khác, nguồn lực về tài chính, cơ chế đầu tư trong quản lý đất ngập nước còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, hạn chế hiệu quả quản lý các hệ sinh thái, khu bảo tồn vùng đất ngập nước của Việt Nam…
Đáng lo ngại, theo Sách đỏ năm 2012 của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới, tại Việt Nam có ít nhất 135 loài động vật, thực vật cư trú tại các sinh cảnh nước ngọt lục địa, bãi triều và ven biển bị đe dọa trên toàn cầu. Số liệu này có thể gia tăng nếu không có giải pháp quản lý hiệu quả.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Việt Dũng cho biết: Với diện tích khoảng 12 triệu ha, phân bố trên tất cả các vùng sinh thái, vùng đất ngập nước ở Việt Nam đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, ứng phó với biến đổi. Các vùng này góp phần quan trọng giúp cân bằng sinh thái, là “cái nôi” sinh tồn của hàng nghìn loài sinh vật; đồng thời là nguồn sống của hàng triệu người dân. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, công tác bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giàu tài nguyên và đa dạng sinh học của Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Để phát huy giá trị của các vùng đất ngập nước, cũng như khắc phục những khó khăn, bất cập đang gặp phải hiện nay, ngày 29/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030…
Sự suy thoái và mất đất ngập nước ở nước ta thời gian qua là do chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác quá mức.
Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Theo đó, việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước; tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống chung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng vùng đất ngập nước; bảo đảm cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái khu vực này…
Các chuyên gia lĩnh vực môi trường, đa dạng sinh học cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và huy động sự tham gia, cam kết của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, dừng các hoạt động gây suy thoái và thúc đẩy phục hồi đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước. Tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước, nhất là phát huy được các giá trị dịch vụ hệ sinh thái và bảo vệ được đặc tính sinh thái của các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị cao về đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế-xã hội.
Đồng thời, quản lý các vùng đất ngập nước cần phải dựa trên phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, quản lý tổng hợp các đối tượng, các mối quan hệ qua lại tác động lên các thành phần của hệ sinh thái và tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu, các yếu tố xuyên biên giới để bảo đảm duy trì chất lượng dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước. Huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước là nhằm quản lý hiệu quả các hệ sinh thái, khu bảo tồn vùng đất ngập nước của Việt Nam.
Nhân dân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ
09:33 | 27/09/2024 Môi trường

TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường

Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường

Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường

Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường

Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường

Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường

Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường

Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng
19:52 Tin tức

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025
19:52 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 Nông thôn mới

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 Văn hóa - Xã hội









