Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP
Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP đều có vùng nguyên liệu nhỏ, chưa tương xứng tiềm năng. Trong ảnh: Người dân xã Thanh An (huyện Điện Biên) thu hoạch lúa chất lượng cao liên kết sản xuất với Công ty TNHH Safe Green.
Vùng nguyên liệu nhỏ
Để tăng quy mô, đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải có vùng nguyên liệu lớn và ổn định, song các sản phẩm OCOP của tỉnh ta chưa có được điều đó. Trong số 26 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2019, sản phẩm gạo chất lượng cao Điện Biên và chè Tủa Chùa có bước phát triển khá hơn so với các sản phẩm còn lại. Với lợi thế đã có thương hiệu trên thị trường, các doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng đầu tư hoạt động xúc tiến thương mại nên sản phẩm thâm nhập thị trường dễ dàng hơn, giá trị và doanh thu sản phẩm tăng. Có thời điểm, các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng “cháy hàng”.
Sản phẩm gạo Nàng Hiên của Công ty TNHH Safe Green được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, xếp hạng 3 sao, là sản phẩm duy nhất của tỉnh được dán tem bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Với những lợi thế đó, sản phẩm đã và đang tiếp cận được nhiều thị trường lớn, tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều năm nay vùng nguyên liệu cho gạo Nàng Hiên chỉ vỏn vẹn 50ha tại xã Thanh An (huyện Điện Biên). Tương tự, sản phẩm gạo Tâm Sáng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Yên đã vào được các thị trường lớn, khó tính như: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên… Sản lượng bán ra đạt khoảng 600 tấn/vụ. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến nay, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Yên luôn trong trạng thái “khan hàng” vì vùng nguyên nhỏ, chỉ gần 200ha (khoảng 7% tổng diện tích lúa có thể xây dựng thành sản phẩm OCCOP).
Công ty TNHH Hương Linh Điện Biên có 3 sản phẩm chè được công nhận đạt chuẩn OCOP. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu cho sản phẩm chỉ có khoảng 7.000 cây chè cổ thụ thuộc 4 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa và 32ha chè cây thấp tại xã Sính Phình. Vùng nguyên liệu này chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của Công ty.
Cần nguồn vốn tập trung
Bên cạnh điều kiện phải có vùng nguyên liệu lớn thì năng lực các chủ thể kinh tế (năng lực về tài chính, hệ thống kho bãi, dây chuyền sản xuất, chế biến…) phải đủ lớn để đáp ứng. Giải quyết được 2 vấn đề này mới mở rộng được quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế ở tỉnh ta, các mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã đang ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên nội lực rất hạn chế.
Huyện có khoảng 3.500ha lúa chất lượng cao có thể xây dựng đạt chuẩn OCOP và trở thành vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh lúa gạo Điện Biên. Hiện nay, vùng nguyên liệu của các chủ thể kinh tế có sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đang ở mức rất nhỏ. Hàng năm, huyện đều xây dựng kế hoạch hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp, hợp tác xã đều chưa thực hiện được. Vấn đề là năng lực của doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thể đáp ứng nếu vùng nguyên liệu được mở rộng. Đơn cử như Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Yên có hệ thống nhà kho, xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất chỉ tương ứng với vùng nguyên liệu khoảng 200ha. Công ty TNHH Safe Green cũng gặp khó khăn tương tự. Bên cạnh đó, nếu muốn được thụ hưởng nguồn hỗ trợ thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nguồn vốn đối ứng. Tuy nhiên tiềm lực doanh nghiệp, hợp tác trên địa bàn có hạn nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng năm chưa thể hỗ trợ tập trung mà phải chia thành nhiều dự án nhỏ. Năm 2021, UBND huyện dự kiến sẽ triển khai dự án mở rộng vùng liên kết cho Công ty TNHH Safe Green thêm 40ha tại xã Thanh Xương, nâng diện tích vùng nguyên liệu của Công ty lên gần 100ha.
Được biết hiện nay Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Yên đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng hệ thống nhà kho, xưởng và nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến. Do đó năm 2020 chưa thể mở rộng vùng liên kết sản xuất. Khó khăn hiện nay là nguồn vốn lưu động để trang trải chi phí nếu mở rộng vùng nguyên liệu. Các chính sách chỉ hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư nhà xưởng, máy móc công nghệ nên buộc doanh nghiệp phải đối ứng 50% còn lại. Công ty đang xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sản xuất, chế biến sau đó sẽ tiến hành thỏa thuận, mở rộng vùng liên kết với người dân.
Nhật Phương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế