Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Phát triển sản phẩm OCOP, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương

LNV - Sáng 13.11, tại thành phố Thái Nguyên đã diễn ra “Hội nghị đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 khu vực miền núi Phía Bắc”. Chương trình do Ban chỉ đạo Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 – 2020 phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.
Về dự, có ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT); Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, ông Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cùng đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của các tỉnh khu vực miền núi Phía Bắc.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp & PTNT phát biểu định hướng hội nghị


Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã đạt được những kết quả ấn tượng. Đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm, trong đó khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có 100% tỉnh đã tổ chức đánh giá, phân hạng; Khu vực miền núi phía Bắc có 12/14 tỉnh; Đồng bằng sông Hồng là 10/11 tỉnh; Đồng bằng sông Cửu Long 10/13 tỉnh, thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ (1/6) và duyên hải Nam Trung Bộ (4/8); Đã có 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên, đạt 90,4% mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2018-2020. Trong đó, đồng bằng sông Hồng có nhiều sản phẩm nhất với 712 sản phẩm (chiếm 32,8%), miền núi phía Bắc với 497 sản phẩm (chiếm 22,9%), (như vậy các tỉnh phía Bắc có 1.209 sản phẩm, chiếm trên 55,7% tổng số sản phẩm được công nhận đạt chuẩn của cả nước); ĐBSCL có 375 sản phẩm (chiếm 17,3%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ mới chỉ có 17 sản phẩm của tỉnh Đồng Nai.

Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tại hội nghị


Về cơ cấu sản phẩm được phân hạng, có 1.405 sản phẩm (chiếm 64,8%) đạt 3 sao; 716 sản phẩm (chiếm 33%) đạt 4 sao và 48 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hiện nay, Hội đồng OCOP cấp quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng cho 43 sản phẩm tiềm năng 5 sao theo đề xuất của 12 tỉnh, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11/2020.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NN& PTNT cho biết: Trên 2000 sản phẩm được các địa phương chứng nhận, đánh giá 3 sao và 4 sao, Trung ương xem xét 43 sản phẩm đánh giá 5 sao. Có thể khẳng định có nhiều sản phẩm phát triển rất tốt, với chất lượng bao bì sản phẩm đẹp, sang trọng. Nhưng điều quan trọng nhất là chú trọng, xúc tiến sản phẩm.

Thứ trưởng khẳng định 4 yếu tố cơ bản của OCOP mà mọi người cần quan tâm: Thứ nhất, xác định vùng nguyên liệu của sản phẩm OCOP; Các sản phẩm OCOP sử dụng được nguồn lực địa phương; Các sản phẩm OCOP chú ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tổng thể. Nhiều sản phẩm chất lượng nhưng lại chưa chú ý đến mẫu mã, ví dụ sản phẩm thực phẩm nhưng lại để bao bì thực phẩm chức năng bởi vì chất lượng không đạt chuẩn thương hiệu đưa ra. Hay là vấn đề Nanocumin những sản phẩm đã được chứng minh Nanocumin nhưng việc chứng minh thành phần Nano chưa chứng minh được. Có những sản phẩm tiềm năng rất lớn nhưng chấm 5 sao rất ít... vai trò cấp xã trong việc phát triển chương trình OCOP.

Toàn cảnh hội nghị

Bàn chủ trì Hội nghị


Tại hội nghị, Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương chia sẻ: Đối với các tỉnh phía Bắc, đến thời điểm này 22 địa phương tổ chức chấm điểm OCOP, trong đó có 5 địa phương có 5 sản phẩm đứng trên 100 sản phẩm như: Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Kạn. Đồng bằng Sông Hồng có số sản phẩm cao nhất cả nước, tỷ lệ sản phẩm OCOP chiếm 4 sao chiếm 52%. Tại khu vực miền núi Phía Bắc sản phẩm đạt chuẩn 3 sao chiếm tỷ lệ lớn hơn 72 % có thể nói ngoài con số, số lượng sản phẩm, nhiều hoạt động xúc tiến đã được diễn ra tại các tỉnh như: Thái Nguyên, Lào Cai, Hải Dương, Quảng Ninh… Các sự kiện về triển lãm và hội chợ OCOP đã diễn ra thường xuyên…

Ngoài việc chương trình OCOP đã được khẳng định, chúng ta còn mời các HTX tham gia chương trình, điều đó chúng ta thấy giá trị nhân văn của chương trình OCOP ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Bắc Kạn, Sơn La… Các vùng địa phương phát triển lợi thế của mình, như đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh phía Bắc: nhóm sản phẩm nông sản, chương trình OCOP đã nâng cao thu nhập cho người dân: Trong số các chủ thể OCOP, chủ thể là nữ chiếm 32,7% tạo điều kiện cho những phụ nữ vừa triển khai chương trình OCOP vừa đảm việc nhà.

Đặc biệt, các sản phẩm chúng tôi đánh giá 43 sản phẩm đề xuất đạt OCOP 5 sao thì doanh thu hàng nằm có mức tăng trưởng tốt, có những sản phẩm tăng gấp đôi. Điển hình có những sản phẩm OCOP doanh thu đến 500 triệu/ tháng, như miến dong Tài Hoan, cafe Bích Thao, chè của Thái Nguyên, Lâm Đồng. Sản phẩm OCOP tham gia thị trường hình thành chuỗi, định hướng riêng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cả nước…Chương trình đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phù hợp định hướng tiếp cận phát huy được vai trò, tiềm năng, lợi thế vùng miền. Tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bắc Ninh có những hỗ trợ riêng cho các sản phẩm OCOP như: Bao bì, tập huấn, quy trình…

Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương


Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta còn tồn tại một số khó khăn: Sự vào cuộc của một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, chưa xác định rõ vai trò của chương trình OCOP; Bộ máy tổ chức chưa thực sự đồng bộ; Quan điểm định hướng chương trình nhiều địa phương, cấp ngành chưa đồng nhất. Trong thời gian qua nhiều địa phương còn tập trung vào những sản phẩm có sẵn nhưng chưa tập trung vào những sản phẩm tiềm năng. Về bộ tiêu chí Quốc gia, tuy nhiên qua quá trình đánh giá, phân hạng trong hệ thống vẫn thấy có những thang điểm chưa hợp lý; Đối với các sản phẩm OCOP đã được cải thiện nhiều tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa đúng với quy định, giá trị gia tăng còn thấp. Quy trình sản xuất chế biến còn chưa chuẩn hóa, chưa đảm bảo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, còn thiếu quy hoạch, định hướng phát triển vùng nguyên liệu. Cơ chế, chính sách phát triển, cơ chế hỗ trợ chương trình cần rõ ràng hơn…Hoạt động xúc tiến thương mại nhiều địa phương còn chưa đồng bộ. (v) Việc hình thành và định hướng mạng lưới tư vấn, vẫn còn nhiều tư vấn vẫn chưa đảm bảo.

Ông Dương Văn Lượng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tại Hội nghị


Định hướng đề xuất

Một số định hướng phát triển chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025 được chia sẻ tại Hội nghị: Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương; Phát triển chương trình OCOP nâng cao chuỗi giá trị, những sản phẩm tiềm năng hỗ trợ như thế nào?; Giải pháp, xây dựng hệ thống quản lý chương trình OCOP, đơn vị bán lẻ quản lý như thế nào? ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… Tránh trường hợp sản phẩm đi thi chất lượng cao, nhưng ra ngoài thị trường không đảm bảo; Vấn đề xúc tiến chương trình OCOP, những điểm bán OCOP gắn với du lịch; Nâng cao năng lực, đào tạo, tư vấn OCOP phải được chuẩn hóa để thực sự các tư vấn nắm được chương trình OCOP; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao công nghệ chế biến…; Quy hoạch, tiếp tục thúc đẩy chương trình OCOP cần tập trung vào những sản phẩm có lợi thế, tập trung vào các làng nghề, du lịch gắn với cảnh quan, văn hóa…

Ông Nguyễn Phùng Hoan - Phó chủ tịch tỉnh Nam Định


Hội nghị xoay quanh một số vấn đề tham luân như: Đại diện tỉnh Nam Định, Ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định chia sẻ: Chương trình OCOP trên địa bàn: có rất nhiều sản phẩm OCOP có giá trị như muối, thông qua chương trình OCOP đã duy trì phát triển được nghề muối như hiện nay. Ngành nghề, các làng nghề truyền thống phát triển… vấn đề chủ thể UBND tỉnh đặc biệt coi trọng hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp tập trung vào Hiệp Hội Nông sản sạch. Nam Định xác định 5 Nghị quyết chương trình, trong đó xác định OCOP là nội hàm quan trọng giai đoạn tới, hướng tới giai đoạn 2020 – 2025 trên 300 sản phẩm

Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Văn phòng điều phối NTM Hà Nội


Tại TP Hà Nội ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Văn phòng điều phối NTM Hà Nội đề xuất Bộ tham mưu Chính phủ quy định tổ tư vấn, Hội đồng tư vấn chấm điểm 2 lần, chưa phù hợp với địa bàn Hà Nội, mức thưởng chủ thể nên có động viên 3 sao trở lên, mức chi phí cho phân hạng và tổ tư vấn; Chế độ chính sách.. chính sách điểm bán hàng OCOP, vấn đề Thông tư 08 có những vấn đề chưa rõ… Không nên đưa nguyên liệu địa phương 75% để tăng cường tính liên kết vùng…

Ông Vũ Thành Long - TUV, Trưởng ban xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh


Tại Quảng Ninh, ông Vũ Thành Long, Thành ủy viên, Trưởng ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình, đặc biệt là 3 năm triển khai Chương trình OCOP quốc gia, từ chỗ có 48 sản phẩm ban đầu (năm 2014), đến hết năm 2020 đã có 499 sản phẩm tham gia OCOP; Toàn tỉnh có 236 sản phẩm đạt từ 3-5 sao, trong đó có 162 sản phẩm đạt 3 sao, 67 sản phẩm đạt 4 sao và 7 sản phẩm đạt 5 sao và 4 sản phẩm mới đang đề nghị đánh giá xếp hạng 5 sao cấp quốc gia; Trên 85% sản phẩm OCOP được dán tem truy suất nguồn gốc. Năm 2014, mới có 40 đơn vị kinh tế, đến nay đã có 175 đơn vị kinh tế tham gia Chương trình OCOP (trong đó doanh nghiệp:46; Hợp tác xã :65; Hộ sản xuất 64)…

Theo ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm OCOP đặc biệt là sản phẩm chè. Thái Nguyên định hướng đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sạch theo hướng hữu cơ, gắn sản phẩm OCOP với xác định vùng sản xuất, xây dựng nhãn hiệu gắn truy xuất nguồn gốc.

Ông Phạm Văn Sỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên


Trong quá trình thực hiện chương trình OCOP, Thái Nguyên đã thực hiện việc tham quan, nghiên cứu cách làm của nhiều đơn vị, địa phương khác, đồng thời qua các kênh tuyên truyền, tập huấn triển khai để nâng cao nhận thức của các cấp, chính quyền địa phương, các chủ thể, thành phần kinh tế hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của chương trình OCOP. Trong đó, chú trọng phát triển các HTX, làng nghề, qua đó làm cơ sở để xây dựng và thực hiện sản phẩm OCOP.

Một số vấn đề cũng được đưa ra tại Hội nghị như: xác định vùng nguyên liệu, tiêu chí đánh giá nữ giới trong việc tham gia chương trình OCOP; các hoạt động khuyến nông hỗ trợ và chứng nhận gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, lồng ghép chương trình khuyến nông trong phát triển chương trình OCOP các địa phương. Vấn đề giảm giá chất lượng sau khi phát triển sản phẩm.

Kết luận tại Hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN & PTNN đề nghị các tỉnh tiếp tục, quan tâm chỉ đạo chương trình OCOP; Tập trung vào các sản phẩm có sẵn, rà soát trên cơ sở phát triển chương trình OCOP của các tỉnh; Thúc đẩy phát triển chương trình OCOP theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra; Xác định phát triển chương trình OCOP gắn với phát triển làng nghề. Trong chương trình mục tiêu Quốc gia có chương trình cần chú ý hỗ trợ phát triển các làng nghề. Những sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng. Cần có kế hoạch cho du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng mà trọng tâm phát triển làng nghề gắn với du lịch - phấn đấu 2021 phải có OCOP 5 sao về du lịch…; Chú ý 4 điều kiện cơ bản của OCOP: Vùng nguyên liệu, lao động địa phương, tiêu chuẩn cơ bản, sở hữu trí tuệ… ; Tạo điều kiện phát triển sản phẩm trên cơ sở phối hợp mọi nguồn lực, vấn đề đặt ra chúng ta chấm điểm sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao để làm gì? Mong rằng chương trình phải phát triển hơn nữa, vì thế việc đầu tư vào sản phẩm cần sự quan tâm của chủ thể. Quan trọng nhất vẫn đảm chất lượng sản phẩm; Cần quan tâm vấn đề xúc tiến thương mại, cuối cùng là giám sát chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra sáng nay:





Bài/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu

Qua một thời gian triển khai, Chương trình OCOP đã phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, kể các các địa phương vùng miền núi vùng khó khăn…, huy động tham gia của tất cả các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, phát triển OCOP trở thành ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; Nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm để phát triển OCOP, nâng cao năng lực địa phương, gia tăng giá trị.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

LNV - Tại sự kiện “Tết Việt - Dấu ấn vùng miền” do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica và các đối tác tổ chức ngày 4/1 tại vườn hữu cơ Thảo Điền (TP. Thủ Đức, TP.HCM), gian hàng của nông dân Nguyễn Việt Hồng nổi bật với mùi hương đặc trưng và màu trắng của hoa rau mùi già quen thuộc với Tết miền Bắc.
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

LNV - Công ty CP bánh mứt kẹo Bảo Minh là một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam, nổi bật với các dòng sản phẩm truyền thống và hiện đại. Kế thừa và phát triển tinh hoa ẩm thực các làng nghề, Bảo Minh đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm: bánh cốm, bánh phu thê, bánh nướng, bánh dẻo… từ những năm đầu khởi nghiệp. Với sự lớn mạnh không ngừng, Bảo Minh đã xây dựng hai nhà máy sản xuất quy mô, hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh đang nỗ nực chinh phục thị trường trong nước và vươn mình ra thế giới.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

LNV - Làng Phan Thanh, nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân đang tập trung vào việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ Tết. Những ngày này, người dân làng Phan Thanh tất bật với những đơn hàng Tết. Hơn 50 gia đình theo nghề với hàng trăm tấn lươn bỏ cho thương lái tỏa đi muôn nơi.

Tin khác

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động