Ông Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Nghệ nhân là tinh hoa, là báu vật sống của các Làng nghề Việt Nam
Ông Trịnh Quốc Đạt: Thực hiện Điều lệ và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại kỳ họp lần thứ 2, Khóa IV, nhiệm kỳ 2018 - 2023; theo định kỳ 2 năm tổ chức 1 lần, Thường trực Hiệp hội quyết định tổ chức xét phong tặng năm 2020 cho các tập thể và cá nhân, nhằm mục đích: Ghi nhận và biểu dương những làng nghề, doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ thủ công sản xuất, kinh doanh tại làng nghề (dưới đây gọi tắt là các tổ chức và cá nhân) đã đạt thành tích; Động viên, khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong làng nghề sáng tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho làng nghề và sản phẩm đặc thù của các địa phương, cố gắng hơn nữa trong kinh doanh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Về đối tượng xét phong tặng là những hội viên của Hiệp hội, các gia đình, dòng họ tại các làng nghề, phố nghề trong cả nước tự nguyện đăng ký tham gia, trong đó gồm có: Các sản phẩm do hội viên Hiệp hội sản xuất; Các đơn vị kinh tế (hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ) gồm có: các hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ sản xuất, hợp tác xã, các loại doanh nghiệp (công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Các doanh nhân (chủ đơn vị kinh tế: chủ hộ gia đình, tổ trưởng tổ sản xuất, chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc các loại doanh nghiệp như đã nói ở trên); Các làng nghề; Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú; Các cá nhân, người có sáng tạo tự đề nghị xét phong tặng hoặc được một tổ chức đề nghị; Các gia đình, dòng tộc sinh ra và lớn lên tại các làng nghề, phố nghề truyền thống, được truyền nghề trong 3 thế hệ, nắm vững bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo, thiết kế sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao, đang gìn giữ và truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ trong dòng họ và cộng đồng theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Thời hạn xét thành tích để phong tặng là trong hai năm 2019 - 2020.
Ông Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Về danh hiệu xét phong tặng, gồm những Danh hiệu sau: 1. “Làng nghề Văn hóa, Du lịch tiêu biểu” cấp cho làng nghề; 2. “Báu vật nhân văn sống Làng nghề Việt Nam” cấp cho Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú; 3. “Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam” cấp cho cá nhân thuộc các ngành nghề đạt tiêu chuẩn; 4. “Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật Ẩm thực Làng nghề Việt Nam” cấp cho cá nhân nắm giữ bí quyết nghề ẩm thực; 5. “Đơn vị kinh tế - Du lịch Làng nghề tiêu biểu năm 2020” cấp cho đơn vị kinh tế; 6. “Bảo vật tinh hoa Làng nghề” năm 2020 cấp cho sản phẩm; 7. “Thợ giỏi Làng nghề Việt Nam” cấp cho cá nhân thuộc các ngành nghề đạt tiêu chuẩn; 7. “Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam” cấp cho các gia đình, dòng tộc.
Phóng viên: Ông cho biết những tiêu chí cần phải có trong đợt phong tặng các danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề lần thứ 9 năm 2020?
Ông Trịnh Quốc Đạt: Về tiêu chuẩn đối với làng nghề Văn hóa, Du lịch tiêu biểu gồm: Có cơ sở hạ tầng và môi trường làng nghề, môi trường sinh thái tốt; Chất lượng các dịch vụ du lịch, hướng tới sự phát triển làng nghề du lịch thân thiện, an toàn và bền vững; Có các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của từng làng nghề, từng địa phương; Tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới; có những giải pháp tích cực nhằm cải thiện môi trường tại làng nghề; Tổ chức tốt việc hợp tác sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh.
Đối với tiêu chuẩn đối với Báu vật nhân văn sốngLàng nghề Việt Nam, gồm: Là nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú đã được Nhà nước phong tặng; Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương; Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 100 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù; Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao; Được giải thưởng hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức; Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.
Về tiêu chuẩn đối với Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam: Là thợ giỏi, nắm giữ bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao, trực tiếp tạo mẫu, thiết kế sản phẩm, có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; Có thành tích đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ; Có tác phẩm đã đạt giải trong nước hoặc quốc tế; Có tư cách và đạo đức nghề nghiệp: tận tâm với nghề, được cộng đồng và đồng nghiệp thừa nhận; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh.
Đối với tiêu chuẩn đối với Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật Ẩm thực Làng nghề Việt Nam: Là thợ giỏi, nắm giữ bí quyết nghề ẩm thực, có trình độ kỹ năng, trực tiếp chế biến các món ăn, có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; Có thành tích đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ; Có tư cách và đạo đức nghề nghiệp: tận tâm với nghề, được cộng đồng và đồng nghiệp thừa nhận; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh.
Về tiêu chuẩn đối với các đơn vị kinh tế: Lợi nhuận về sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề năm sau cao hơn năm trước; Đổi mới về sản phẩm và công nghệ; có giải pháp và sử dụng các công nghệ bảo vệ môi trường; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh.
Đối với tiêu chuẩn đối với Bảo vật tinh hoa: Là sản phẩm tinh hoa độc bản; Là sản phẩm có hình thức độc đáo; Là sản phẩm có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
Về tiêu chuẩn đối với Thợ giỏi: Là thợ lành nghề, làm việc có năng suất, chất lượng cao được những người trong cùng ngành nghề thừa nhận; Có tác phẩm được đạt giải trong các cuộc thi, hội chợ triển lãm cấp tỉnh trở lên; Có tư cách và đạo đức nghề nghiệp; Có ý thức chấp hành tốt Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh.
Đối với tiêu chuẩn đối với Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam: Là gia đình, dòng tộc sinh ra và lớn lên tại các làng nghề, phố nghề truyền thống, được truyền nghề trong 3 thế hệ trở lên, nắm vững bí quyết nghề, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo, thiết kế sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao; Hiện đang gìn giữ và truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ trong dòng họ và cộng đồng theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại; Có sản phẩm, tác phẩm đạt giải tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm; đạt giải trong và ngoài nước; thân thiện với môi trường; Hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn ổn định; có hiệu quả thiết thực cho gia đình và cộng đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển bền vững; Có tâm đức với nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, không vi phạm Pháp luật, được đồng nghiệp và cộng đồng dân cư công nhận.
Phóng viên: Một trong những tiêu chí quan trong trong đợt phong tặng các danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam dịp này chính là vai trò của Nghệ nhân trong công tác đào tạo nghề và truyền nghề. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?
Ông Trịnh Quốc Đạt: Đúng vậy. Đợt phong tặng các danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam lần này chú trọng ở chỗ những Nghệ nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề và truyền nghề cho lớp trẻ. Sở dĩ đây là một trong những tiêu chí quan trọng vì nghề thủ công mỹ nghệ là “nghề cha truyền con nối”, mà chỉ “cha truyền con nối” không thôi thì làng nghề không thể phát triển mạnh được, mà ngược lại có nguy cơ ngày càng bị mai một. Cho nên, tiêu chí đào tạo nghề và kèm nghề cho giới trẻ rất quan trọng và phù hợp với bối cảnh tại các làng nghề hiện nay.
Một tiêu chí rất quan trọng nữa, đó chính là không quy định lứa tuổi và hạn chế lứa tuổi trọng dịp phong tặng này. Bởi lớp trẻ ngày này có rất nhiều thợ giỏi có tài, có năng khiếu và phát triển nghề rất nhanh. Căn cứ vào tài năng và đóng góp cho nghề thủ công mỹ nghệ Hội đồng sẽ xem xét phong tặng sau khi đã được kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng.
Phóng viên: Được biết ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Công nhân Kỹ thuật Chế biến gỗ Trung ương - một trường nổi tiếng về công tác đào tạo công nhân kỹ thuật chất lượng cao các nghề mộc, mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, sơn mài, khảm trai… Đặc biệt, trong nhiều năm dưới sự dẫn dắt của ông, Trường đã dành được nhiều Huy chương Vàng, bạc trong các Hội thi tay nghề ASEAN (từ năm 2001-2006, Trường đã dành được 6 Huy chương Vàng; 3 Huy chương Bạc về nghề mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng). Xin ông cho biết, hiện nay có bao nhiêu cựu học sinh của Trường được vinh danh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam lần thứ 9 này?
Ông Trịnh Quốc Đạt: Trường Công nhân Kỹ thuật Chế biến gỗ Trung ương là Trường đào tạo chuyên ngành về chế biến gỗ, đã cung cấp cho đất nước hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật chất lượng cao cho các làng nghề nói chung và cho nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Đặc biệt, các anh em cựu học sinh của Trường đã toả đi khắp các vùng miền trong cả nước, trong số đó có không ít về các làng nghề để phát triển, khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của cha ông để lại.
Hiện nay có hơn 20 cựu học sinh của Trường đã dược vinh danh Nghệ nhân làng nghề Việt Nam. Trong đó, có 01 Nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú đó là em Nguyễn Hữu Thạo. Bản thân tôi rất tự hào và vui mừng vì các em cựu học sinh của Trường đều phấn đấu rèn luyện và có tay nghề điêu luyện; đang trực tiếp sản xuất tại nhiều cơ sở thủ công mỹ nghệ trên cả nước có sự phát triển tốt, thành đạt. Danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam càng thôi thúc, động viên và khích lệ các em rèn luyện và trau dồi đạo đức, nghề nghiệp, tăng cường đào tạo lớp trẻ, cũng như xây dựng thương hiệu cho mình, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong thời gian tới này, tôi hy vọng các cựu học sinh của Trường sẽ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trong đó tham gia đợt vinh vinh lần thứ 9 các danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam năm 2020 do HIệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông.
Thực hiện: Hoàng Vũ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân