Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Năm 2019, tăng cường liên kết giữa các hội viên, làng nghề và nghệ nhân
Phóng viên: Xin ông cho biết những kết quả hoạt động nổi bật của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong năm 2018?
Ông Lưu Duy Dần: Điểm nhấn đầu tiên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong năm 2018 chính là tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra trong bối cảnh đất nước đang bước sang thời kỳ mới của quá trình phát triển, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cộng đồng làng nghề Việt Nam cũng bước sang thời kỳ mới để phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Trong đó, các làng nghề tập trung nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, khẳng định giá trị và nâng cao hàm lượng văn hoá trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu cao hơn của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngày 14/5/2018, Hội nghị Thường trực mở rộng thống nhất tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động, hướng về hội viên, làng nghề, làng nghề truyền thống và nghệ nhân với chủ đề: “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hoá - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế”. Cụ thể: Kết nối cộng đồng làng nghề: Đây là phương hướng hoạt động lâu dài, là mục tiêu hướng đến nhằm huy động sức mạnh nội lực của các làng nghề để tự hoàn thiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Bảo tồn văn hoá làng nghề: Qua thực tế và ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề luôn gắn kết với những tinh hoa văn hoá làng quê và đó chính là sự khác biệt khiến cho nghề thủ công được lưu truyền từ đời này qua đời khác, bảo tồn văn hoá làng nghề chính là cách tốt nhất để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống; Phát triển du lịch: Một trong những phương hướng Nhà nước đề ra để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, đó là “Phát triển làng nghề theo hướng du lịch”. Thực tế cũng chứng minh đây là hướng phát triển làng nghề bền vững và có nhiều điều kiện để thực hiện; Hội nhập quốc tế: Nếu phát huy được tính riêng biệt của hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam về các yếu tố văn hoá, tính cần cù, sáng tạo và khả năng chế tác tinh tế của thợ thủ công… thì khả năng hội nhập quốc tế của làng nghề là rất lớn.
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Điểm nhấn thứ hai trong năm 2018 chính là Hiệp hội đã tổ chức thành công Lễ phong tặng các danh hiệu Làng nghề Việt Nam lần thứ VIII. Đây là hoạt động nhằm góp phần tăng sức cho các làng nghề phát triển bền vững. Trong đợt phong tặng lần này, số lượng đơn vị và cá nhân được phong tặng danh hiệu tăng lên so với những năm trước. Sự mở rộng về quy mô phong tặng xem như một cơ hội để các đơn vị, cá nhân tham gia có cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong cùng ngành nghề cũng như đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt, sự tham gia của các nghệ nhân trẻ tăng lên đáng kể so với các lần phong tặng trước. Điều này chứng tỏ sự phát triển trường tồn của các làng nghề cũng như công tác đào tạo nghề và kế thừa truyền thống trong giới nghệ nhân trẻ tại các làng nghề được phát huy mạnh mẽ.
Lễ phong tặng các Danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ VIII có ý nghĩa tăng sức cho các làng nghề đi vào những thử thách của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là một trong số những sự kiện quan trọng và ý nghĩa hướng đến chào mừng Kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2005 - 2020).
Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề có hiệu lực từ ngày 01/06/2018 là một tác động mạnh mẽ với các làng nghề. Với vai trò là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hiệp hội cần làm tốt hơn nữa sự phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống thông qua các chương trình, dự án về phát triển ngành nghề nông thôn.
Phóng viên: Thưa ông, để bắt kịp xu thế 4.0 hiện nay, theo ông các làng nghề cần chuẩn bị những điều kiện gì?
Ông Lưu Duy Dần: Thực tế hơn 10 năm qua cho thấy sản phẩm của ngành có nhiều tiến bộ cả về chất lượng và mẫu mã. Tuy nhiên, ngành thủ công mỹ nghệ của nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong những năm gần đây, đặc biệt là sự biến động của thị trường trong và ngoài nước do tác động của nền kinh tế toàn cầu. Sự gia tăng của giá trị nguyên liệu đầu vào, của nhiên liệu, lao động, của lãi suất ngân hàng… Nhất là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Có thể khẳng định: Đây thực sự là cuộc cách mạng có quy mô lớn trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 không chỉ làm thay đổi về mặt phát triển của khoa học kỹ thuật, mà tác động thay đổi cả tư duy của con người trong mọi lĩnh vực. Thành quả của cuộc cách mạng 4.0 đã được rất nhiều các Hội thảo khoa học, nhà nghiên cứu, các tổng kết đánh giá cao tác động tích cực.
Với sự hỗ trợ thiết bị và phương thức sản xuất hiện đại trong các công đoạn sản xuất bằng các loại máy móc khác nhau, bằng vi tính điều khiển từ các khâu thiết kế mẫu mã tới điều hành các quy trình sản xuất và kiểm tra từng khâu trong chế tác sẽ sản xuất nhanh và số lượng đồng bộ sản phẩm lớn hơn hiệu quả kinh tế đem đến giảm giá thành sản phẩm, mẫu mã làm ra đạt độ chính xác cao, đẹp hơn sử dụng bằng thủ công, tăng tính cạnh tranh… góp phần tăng thu nhập cao hơn. Trong nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhiều công đoạn tạo ra sản phẩm thực sự chưa cần hoặc chưa phải là khâu kết thúc hoàn thiện sản phẩm nên sự đòi hỏi tinh xảo, chưa cần dấu ấn của người thợ thì việc nhờ thiết bị máy móc công nghiệp là sự cần thiết và tất yếu.
Sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nhiều làng nghề TCMN đã áp dụng việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Cho đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, để làng nghề hội nhập và phát triển bền vững cần có nhiều các cấp từ Chính phủ, Bộ, ngành, các cấp địa phương và chính các làng nghề, người làm nghề cùng có những chính sách, phát huy đúng từng vai trò để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mỗi làng nghề thật đúng hướng và giữ được bản sắc của sản phẩm TCMN.
Phóng viên: Ông cho biết phương hướng hoạt động trong năm 2019?
Ông Lưu Duy Dần: Năm 2019, Hiệp hội bám sát Nghị quyết Đại hội IV, nhiệm kỳ 2018-2023 với chủ đề: “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế”.
Tiếp tục củng cố tổ chức, mở rộng mạng lưới, thu hút thêm nhiều hội viên và tăng cường sự liên kết giữa các hội viên; Tăng cường hoạt động của cơ quan Trung ương Hiệp hội, các đơn vị trực thuộc, ban hành Quy chế quản lý tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Hiệp hội; Tập hợp đoàn kết các làng nghề, tổ chức kinh tế, văn hoá, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà nghiên cứu trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề; Phát huy hơn nữa vai trò của các văn phòng đại diện; thực hiện các biện pháp gắn kết giữa Văn phòng Hiệp hội với các văn phòng đại diện trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội trong tình hình mới .
Đặc biệt, xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo - Ban Tổ chức và triển khai các hoạt động tiến tới chào mừng Kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (03/02/2005 - 03/02/2020). Tăng cường trợ giúp, hỗ trợ, tư vấn cho các hội viên trong việc đăng ký kinh doanh, lập dự án sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình doanh nghiệp trong làng nghề. Tiếp tục tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các hội viên về môi trường kinh doanh, văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản liên quan đến chính sách phát triển và bảo tồn làng nghề, ngành nghề nông thôn. Đặc biệt, đưa Nghị định 52/2018/NĐ-CP về Phát triển ngành nghề nông thôn vào cuộc sống, hiện thực hóa các điều khoản quy định trong Nghị định để phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề.
Tích cực hơn nữa việc giữ mối liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch... Đồng thời, tranh thủ thực hiện một số dự án cụ thể mà cơ quan Nhà nước có thể chuyển giao phù hợp với khả năng của Hiệp hội.
Phóng viên: Nhân dịp bước sang năm mới 2019, ông có chia sẻ gì với những cán bộ, phóng viên báo Thời báo Làng nghề Việt để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền trong năm tiếp theo?
Ông Lưu Duy Dần: Trải qua 7 năm xây dựng và phát triển (22/12/2011- 22/12/2018) năm 2019, báo Thời báo Làng nghề Việt bước sang năm thứ 8. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều gặp khó khăn nhưng báo đã từng bước vươn lên đứng vững và trưởng thành trong làng báo chí Cách mạng Việt Nam; có chỗ đứng trong làng nghề, hội viên và bạn đọc gần xa trên cả nước.
Về chính trị tư tưởng: Ban biên tập báo Thời báo Làng nghề Việt cùng đội ngũ cán bộ phóng viên của báo, luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Báo không chỉ thực hiện đúng mục đích tôn chỉ là: Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người dân, hội viên, làng nghề mà còn phản ánh sinh động về sản xuất kinh doanh đời sống văn hóa tinh thần, tâm tư nguyện vọng của người dân làng nghề trong cả nước.
Về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Báo đã làm tốt việc quảng bá giới thiệu hình ảnh, thương hiệu văn hóa, làng nghề giới thiệu nghệ nhân, thợ giỏi, hội viên… Các chuyên mục về làng nghề, nghệ nhân, mỗi làng một sản phẩm, xây dựng nông thôn mới, khuyến công, bạn đọc với tòa soạn được các hội viên làng nghề, nghệ nhân, bạn đọc gần xa đánh giá cao.
Về nội dung hình thức: Báo ngày càng hấp dẫn bạn đọc, có chiều sâu, đi vào hoạt động chủ yếu của các làng nghề, nghệ nhân, hội viên…
Bước sang năm mới Kỷ Hợi 2019, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đề nghị Ban biên tập cùng tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Thời báo Làng nghề Việt mà trước hết là Ban Biên tập, phóng viên cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, phát huy những mặt đã làm được, sớm khắc phục những thiếu sót, yếu kém, vững bước đi lên trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn đến đâu, phải tiếp tục thực hiện các nội dung theo đề án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt ; Xây dựng báo Thời báo Làng nghề Việt thành một cơ quan báo chí có uy tín, thương hiệu, là tiếng nói của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thực hiện: Trọng Hoàng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Tin khác
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trần Gia: Hành trình 10 năm kiến tạo nghệ thuật nội thất
20:29 Tin tức
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 Văn hóa - Xã hội
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 OCOP
Giảm mỡ máu một cách tự nhiên thông qua sử dụng một số đồ uống
14:10 Tin tức
100% xã dân tộc, miền núi của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới
13:44 Tin tức