OCOP tìm hướng mới!
Tổng quan và Bàn chủ trì Hội thảo
Hội thảo do Bộ Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang, tổ chức tại TP Phú Quốc vào sáng 27/4/2021. Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh văn phòng điều phối NTM Trung ương; ông Nguyễn Lưu Trung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Chương trình OCOP đã đạt được nhiều kết quả. Định hướng trong thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra chúng ta cần có khung chương trình về cơ sở pháp lý để thúc đẩy sản phẩm, xây dựng khung chương trình phù hợp.
Xây dựng chương trình OCOP trong giai đoạn mới cần tập trung vào phát triển chất lượng, nâng cao tiêu chí sản phẩm
Phát biểu định hướng Hội thảo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu hội thảo xoay quanh những góp ý như: vấn đề đặt ra hiện nay, chương trình OCOP phải là phát triển theo hướng OCOP xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với bảo vệ môi trường, sản phẩm sạch… nên chăng chúng ta cần có những trung tâm bàn về xã hội hóa, để là nơi tập huấn, thiết kế, đào tạo, nơi trao đổi, học tập kinh nghiệm, chúng tôi cũng có dự kiến thành lập 4 trung tâm, thiết kế sáng tạo: như Hà Nôi, Quảng Ninh, Huế, hoặc ĐB Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, du lịch cộng đồng, tới đây sẽ có 5 sao thì vấn đề đào tạo về du lịch cộng đồng cần phải có chương trình đào tạo, phải có bộ tài liệu phục vụ cho các mô hình homestay, trang trại, quy chế hướng dẫn cho những đối tượng này như thế nào…
Trong giai đoạn tiếp 2021 - 2025, vấn đề cơ chế chính sách và kiểm soát được chất lượng các sản phẩm cần được quan tâm và đẩy mạnh. Đối với TW, bảy Bộ ngành tham gia phục vụ chuyên ngành đều được tham gia vào như vậy vấn đề chất lượng được kiểm soát cao. Vấn đề xúc tiến thương mại đến giờ nay đã có rất nhiều cửa hàng bán sản phẩm OCOP, Hà Nội đã có tuyến phố đi bộ để phát triển sản phẩm OCOP không những bán và tiêu thụ nội tỉnh mà còn bán cho các khu vực khác như: ĐB Sông Hồng, ĐB sông Cửu Long… Nhiều đơn vị, cửa hàng đã bán sản phẩm OCOP. Phải chăng đến lúc chúng ta cần đi sâu vào vấn đề đào tạo, phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm, để khách du lịch người tiêu dùng cảm nhận yêu mến sản phẩm.
Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phát biểu tại Hội thảo
Ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết: Sau một thời gian triển khai, chương trình OCOP đã tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, chương trình đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP như: các làng nghề truyền thống ở ĐB Sông Hồng…Đã có hơn 145 sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang; chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên; cà phê của tỉnh Sơn La, lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang… Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như, các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động
Ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương tại Hội thảo
Tuy nhiên, chương trình vẫn còn một số hạn chế như: Chương trình OCOP là một chương trình mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn, do đó giai đoạn đầu triển khai, một số địa phương còn nhiều lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Nguồn lực triển khai còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép, trong khi một số cơ chế hỗ trợ chưa được cụ thể hóa, chưa chú trọng đến phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến…dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai ở một số địa phương. Nhiều chủ thể chưa hiểu rõ về định hướng, yêu cầu của hương trình đưa ra. Đặc biệt là các quy định của pháp luật trong sản xuất và phân phối sản phẩm, do đó còn nhầm lẫn giữa chất lượng sản phẩm với bao bì và nhãn mác.
OCOP – Ghi nhận ý kiến từ các địa phương
Tại hội nghị, những gợi mở, định hướng xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo gắn với phát triển sản phẩm OCOP, tư vấn phát triển sản phẩm OCOP trên quan điểm phát triển chuỗi giá trị được TS Đào Đức Huấn trình bày; gồm: Tư vấn nhận dạng nguồn lực; Tư vấn xây dựng cơ cấu của tổ chức/nhóm/HTX, cơ sở sản xuất, tư vấn phát triển sản phẩm, tư vấn hoàn thiện phát triển bao bì, mẫu mã, tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu, tư vấn nghiên cứu, phát triển thị trường, tư vấn truy xuất nguồn gốc phát triển sản phẩm…
…Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, của thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển ngành nghề nông thôn bảo tồn, phát triển làng nghề, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức tuyên truyền, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi; khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống…Việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ du lịch sinh thái của Quốc gia tại Thủ đô Hà Nội. Đễ hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, đề nghị có quy định mức thưởng, cơ chế phù hợp… - Ông Nguyễn Văn Chí – Chi cục Trưởng chi cục Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội thể hiện quan điểm.
Ông Nguyễn Văn Chí – Chi cục Trưởng chi cục Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội
Theo Ông Nguyễn Văn Chí – Chi cục Trưởng chi cục Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội để có thể bảo tồn, phát triển làng nghề bền vững; Hà Nội xác định triển khai thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, như: Tăng cường công tác công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, của thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề, làng. Qua đó, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi… tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề…
Còn với ông Nguyễn Thành Long - Trưởng Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh: Đối với chương trình OCOP giai đoạn này chúng ta cần (i) tập trung hơn nữa về tiêu chí chất lượng sản phẩm, (ii) hàm lượng chất xám, (iii) một số trọng tâm của chương trình như: vấn đề team, nhãn, mác, bảo hộ, truy xuất nguồn gốc, và tính kích thích cho người sử dụng sản phẩm cần được quan tâm. Chúng ta cần lựa chọn những sản phẩm OCOP chủ lực để xây dựng. Phân định rõ chức năng các bộ ngành. Về chức năng chúng ta cần nghiên cứu khoa học, đào tạo tập huấn và thực nghiệm, tư vấn hỗ trợ cho phát triển tổ chức, năng lực quản trị, tư vấn phát triển, hoàn thiện các chuỗi, xây dựng chuỗi giá trị, trung tâm hội thảo khoa học – phát triển cung cầu.
Ông Nguyễn Thành Long - Trưởng Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh: “Tôi đồng tình nhất trí cao đối với chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thành lập 3 Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Đây là 3 đơn vị được Trung ương chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm tiến tới nhân rộng trong cả nước. Trung tâm có sứ mệnh là hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cho các chủ thể tham gia OCOP, do đó cần tính toán để có quy mô tổ chức và hoạt động phù hợp”
Ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau: cần có cơ chế phù hợp, mỗi một địa phương sẽ có cách thu hút của mình. Về quản lý chất lượng sản phẩm OCOP cần có bài toán phù hợp. Theo ông cần có phần mềm đánh giá xếp hạng, siết chặt quản lý chất lượng, nâng cao sản phẩm trong quá trình xếp hạng, áp dụng nhiều khoa học công nghệ quản lý vào trong quản lý chất lượng sản phẩm.
Lý giải “kinh tế tuần hoàn”, Ông Lê Bá Ngọc - Chủ tịch hội Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu làm rõ 5 vấn đề: (i) Không phát thải, (ii) không ảnh hưởng tài nguyên rừng, (iii) không ai bị bỏ lại, không làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo, (iv) bình đẳng giới, (v) phù hợp chuẩn quốc tế.
Đại diện cho Trường Đại học KHXH và NV TP Hồ Chí Minh, TS Ngô Thu Trang đề xuất những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP: cần hình thành ban quản lý/hội quán/HTX du lịch cộng đồng, phát huy sức mạnh cộng đồng và đảm bảo sự công bằng trong phân phối lợi nhuận, quyền lợi. Những giải pháp về chính sách nhằm phát huy giá trị du lịch cộng đồng cần miễn thuế cho những hộ tham gia du lịch cộng đồng hoặc có lộ trình miễn giảm thuế trong thời gian đầu, như 5 năm đầu tiên tham gia và coi hoạt động di lịch cộng đồng như một sản phẩm OCOP, trong nông nghiệp cần có những chính sách đầu tư, chuẩn hóa sản phẩm; cần có chính sách đất đai phù hợp với những điểm du lịch farmstay, phát triển, khôi phục ngành nghề truyền thống và xây dựng các mô hình hoạt động du lịch gắn với sản xuất chủ lực địa phương.
PGS.TS. Trần Văn Điền - Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thì cho rằng: Để chương trình OCOP đi vào bền vững, trong thời gian tới mọi sản phẩm OCOP cần có quy trình, công nghệ. sản xuất để chuẩn hoá sản phẩm; có hệ thống quản lý giám sát một cách minh bạch để có sự đồng đều về chất lượng sản phẩm OCOP; Trong sản phẩm OCOP cần đề cập đến vấn đề giới, quyền bảo vệ trẻ em, vấn đề bảo vệ môi trường.
Một số ý kiến chuyên gia khác cho rằng: Cần nâng cao “tự hào hàng Việt” trong các sản phẩm OCOP, làm thế nào để sản phẩm OCOP xuất khẩu không đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa mà là xuất khẩu văn hóa….; vấn đề trung tâm được đưa ra mổ xẻ về chính sách, khung đầu tư…
Theo ông Nguyễn Lưu Trung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: cần có cơ chế chính sách, quy trình phù hợp để phát triển sản phẩm. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương tham mưu, đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thành lập các trung tâm, khu trưng bày sản phẩm OCOP tại địa phương…
Phát triển nội dung chương trình OCOP theo hướng kinh tế tuần hoàn đảm bảo hiệu quả và bền vững
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị văn phòng Điều phối Nông thôn mới tiếp thu, bước vào xây dựng dự thảo trình đề án mới giai đoạn 2021 – 2025 và cần tập trung vào nâng cao chất lượng chương trình OCOP. Đề án bao hàm phát triển nội dung chương trình OCOP theo hướng kinh tế tuần hoàn đảm bảo hiệu quả và bền vững. Trước hết phát triển OCOP theo hướng quản lý tài nguyên bền vững, có vùng nguyên liệu đảm bảo phát triển nguyên liệu chứ không khai thác một cách triệt để; (ii) phải có một chương trình phát triển thực phẩm bền vững; (iii) chương trình nâng cao năng lực chế biến quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện của từng địa phương; (iv) phải đảm bảo chương trình nông nghiệp hữu cơ; (v) vấn đề bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn…; (vi) phát triển du lịch cộng đồng; (vii) Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển trung tâm vùng, mang tính chất vùng phối hợp với từng địa phương, với mong muốn ở từng tỉnh có một trung tâm thiết kế sáng tạo thì chúng ta sẽ nghiên cứu, trao đổi thêm. Cần xác định quan điểm phát triển trung tâm theo hướng xã hội hóa và có cơ chế phù hợp để thúc đẩy chương trình OCOP. Nên có những trung tâm để thu hút các doanh nghiệp vào cùng phát triển, hình thành dự thảo đề án sớm theo kế hoạch đề ra.
Bài/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu
Những con số ấn tượng của chương trình OCOP đã đạt được trong thời gian qua:
Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp (66,4% chủ thể OCOP ở MN phía Bắc là HTX, 54,2% chủ thể OCOP ở Đông Nam Bộ là doanh nghiệp...).
Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam (25%), đặc biệt là ở khu vực miền núi như: Bắc Trung Bộ với 50,6%, Tây Nguyên là 45,2% và MN phía Bắc là 43,4%.
Nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, đã tiếp cận thị trường xuất khẩu (như: miến dong Tài Hoan của tỉnh Bắc Kạn, cà phê Bích Thao của tỉnh Sơn La, đường thốt nốt Palmania của tỉnh An Giang…), hướng đến làm quà tặng sang trọng và có giá trị cao
Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả đánh giá của các địa phương cho thấy: 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức
Tin khác

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP
11:19 | 28/02/2025 OCOP

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
10:55 | 25/02/2025 OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
10:17 | 24/02/2025 OCOP

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ
00:00 | 24/02/2025 OCOP

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
21:06 | 20/02/2025 OCOP

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao
14:53 | 20/02/2025 OCOP

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương
10:37 | 19/02/2025 OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP
16:20 | 18/02/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
15:03 | 14/02/2025 OCOP

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi
15:03 | 14/02/2025 OCOP

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao
19:26 | 13/02/2025 OCOP

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
09:39 | 12/02/2025 OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 11/02/2025 OCOP

Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa
10:23 | 10/02/2025 OCOP

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









